45

2/2/2004 - DUONG TAN VINH - HOA CHAT TCCA

HOA CHAT TCCA CUA DAI LOAN SAN XUAT. XIN CHO BIET TEN HOA HOC, CONG DUNG, LIEU LUONG SU DUNG VA ANH HUONG CUA HOA CHAT NAY DOI VOI TOM SU VA MOI TRUONG THUY SAN. HIEU QUA SU DUNG SO VOI CLORIN.


Anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự do VN sản xuất

Thuốc phòng, trừ dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản

(báo LĐ 29.07.2003)

Từ năm 2000 đến nay, nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Hoá dược - Viện Hoá học công nghiệp đã tổng hợp thành công hai hợp chất hữu cơ chứa clo hoạt tính là tricloisoxianuric axit (TCCA) và dicloisoxianuric axit (DCCA). Hai hợp chất này hiện đang được dùng nhiều ở các nước phát triển với các mục tiêu khác nhau, đặc biệt dùng trong nuôi trồng thuỷ sản để phòng và trừ dịch bệnh cho cá, tôm.

Tricloisoxianuric axit và dicloisoxianuric axit được tổng hợp từ urê và clo là hai nguồn nguyên liệu chính có sẵn trong nước. Đối với nguồn nguyên liệu là urê, hàng năm nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc sản xuất 100.000 tấn. Với nguồn clo, hai nhà máy lớn sản xuất xút-clo là Công ty hoá chất Việt Trì và Công ty hoá chất cơ bản Miền Nam. Đề tài khoa học công nghệ tổng hợp DCCA, TCCA của Viện đã được TCty Hoá chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp và Nhà nước ủng hộ kinh phí để sớm đưa công nghệ vào áp dụng sản xuất trong thực tế.

Từ hai hợp chất trên nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu bào chế thành hai loại thuốc VHA-1, VHA-2 (có hàm lượng clo hữu hiệu từ 70-90%) dùng để phòng và trừ dịch bệnh cho cá, tôm trong nuôi trồng thuỷ sản. Các chế phẩm này có hàm lượng clo hoạt tính cao, vì vậy nó có tính diệt khuẩn rất lớn, có độ ổn định cao, khi tan trong nước phân huỷ tạo ra chủ yếu NH3, CO2 không có dư lượng, không làm thay đổi độ cứng của nước, không gây hại cho người và vật nuôi. Sản phẩm ưu việt hơn và có thể thay thế tất cả các chế phẩm khác có chứa clo hoạt tính hiện dùng như: Clorin, clorua vôi, nước zaven, cloramin B, cloramin T,...

Theo kết quả đánh giá của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản 1 sau khi dùng 2 sản phẩm VHA-1, VHA-2 trên hai đối tượng chính là cá (rô phi, trắm) và tôm càng xanh. Kết quả đánh giá cho thấy rất khả quan và hoàn toàn cho kết quả tốt như đối với mẫu thuốc tương tự của nước ngoài. Các thông số như liều gây chết LD50 và nồng độ an toàn thấp (đối với cá rô phi cơ dài 2-3cm: LD50 24h = 0,88ppm, LD50 48h = 0,81 ppm, nồng độ an toàn 0,55ppm; đối với tôm càng xanh cỡ 2-3cm: LD50 24h = 0,85ppm, LD50 48h = 0,78ppm, nồng độ an toàn 0,52ppm). Phân tích đánh giá tác động của thuốc tới pH và ôxy hoà tan trong môi trường nuôi hai loài thuỷ sản chính là tôm càng xanh và cá rô phi, trắm cỏ cho thấy thuốc không làm thay đổi đáng kể pH môi trường nhưng làm tăng đáng kể lượng ôxy trong nước nên rất tốt cho sinh vật sống.

Đối với các loài thực vật phù du cho thấy sau khi dùng thuốc có một số loài số lượng giảm nhưng không nhiều, nhìn chung ít bị ảnh hưởng.

Phân tích đánh giá đối với vi sinh vật đáy ao cho thấy thuốc có tác dụng diệt tốt một số loài vi sinh vật đáy ao như decapoda - macrobranchium, hạn chế sự phát triển một số loài khác. Qua phân tích cho thấy tổng số vi khuẩn yếm khí sau khi dùng thuốc lần một giảm 8 lần, lần hai giảm 17-19 lần. Sau 1 tuần dùng thuốc, vi khuẩn gây bệnh giảm còn 10 khuẩn lạc/ml.

Như vậy có thể nói hai chế phẩm trên có nhiều tính năng tác dụng rất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản. Thuốc có thể thay thế tốt các sản phẩm có cùng tính năng tác dụng của nước ngoài. Theo đánh giá của Viện Hoá học công nghiệp cho biết giá thành các sản phẩm giảm 40-50% so với nhập ngoại và chất lượng không thua kém sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

TS Ngô Đại Quang, P.Viện trưởng Viện Hoá học công nghiệp