23
ảnh hưởng của bùn trong đáy ao và cách cải tạo?
Trên đáy ao luôn có một lớp bùn, lớp bùn này nên nhỏ hơn 5 cm, với ao nuôi thâm canh, lớp bùn đáy cần mỏng hơn, khoảng 2-3 cm. Bùn trong ao dễ gây màu nước (do giàu dinh dưỡng, có quá mùn xác hữu cơ). Vùng đất có bùn sẽ làm bờ ao chắc chắn, giữ nước tốt (do có độ kết dính tốt)
Nhưng nếu đáy là bùn nhão hay bùn loãng thì thức ăn dễ lẫn vào bùn đất, tôm khó sử dụng dẫn đến hao tốn thức ăn và thối đáy ao. Với dạng đáy này nếu không phải vùng đất axit, thì tốt phải phơi đáy thật kỹ để bùn se cứng lại. Không nên nuôi tôm với mật độ cao ở các ao chất đáy dạng này. Nếu đáy không phải là bùn mà là cát, thì khó gây màu nước do nghèo dinh dưỡng, ao không chắc chắn, giữ nước kém, nuôi tôm kém hiệu quả. Cải tạo dạng ao này bằng cách bón phân hữu cơ đã ủ hoai để tăng lượng mùn đáy, tạo điều kiện cho tảo và vi sinh vật phát triển và tăng khả năng giữ nước. Đối với những ao/đìa không tháo cạn được nước hoặc đìa đáy bị nhiều phèn không phơi được đáy thì phải dùng máy bơm áp lực để rửa trôi và đẩy chất thải ra khỏi ao hoặc cào bùn xả nước. Bùn đáy ở dạng loãng được tập trung vào ao lắng để xử lý. Sau khi rửa đáycần tăng cường bón vôi.
www.vietlinh.com.vn