GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là một trong những loài thủy sản nuôi quan trọng trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam. Tuy nhiên, dịch bệnh luôn là mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận. Trong bối cảnh hạn chế sử dụng kháng sinh do lo ngại về kháng thuốc và an toàn thực phẩm, acid hữu cơ nổi lên như một giải pháp tự nhiên và hiệu quả trong phòng và trị bệnh cho tôm thẻ.
Acid hữu cơ là các hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Chúng bao gồm acid carboxylic đơn chức, mạch thẳng, bão hòa (C1 - C18) và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng, với cấu trúc phân tử chung là R-COOH, trong đó R đại diện cho nhóm chức năng có hóa trị 1. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu.
Acid hữu cơ được sản xuất thông qua quá trình lên men của carbohydrate bởi các loài vi khuẩn khác nhau thông qua các quá trình trao đổi chất và các điều kiện khác nhau.
Khi đi vào đường ruột, acid hữu cơ làm giảm độ pH, tạo môi trường acid nhẹ giúp kích thích enzyme tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt là enzyme pepsin phân giải protein.
Môi trường pH thấp cũng gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Vibrio parahaemolyticus (gây bệnh hoại tử gan tụy cấp - EMS/AHPND) và Aeromonas.
Acid hữu cơ tồn tại dưới dạng không phân ly (R-COOH) có thể thẩm thấu qua màng tế bào của vi khuẩn gây bệnh. Khi vào bên trong tế bào vi khuẩn, chúng phân ly thành ion H⁺ và gốc acid (-COO⁻). Ion H⁺ làm giảm pH nội bào của vi khuẩn, phá vỡ cân bằng nội môi và ức chế hoạt động enzyme quan trọng. Gốc acid (-COO⁻) phá hủy hệ thống trao đổi chất, làm mất khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.
Những phân tử của acid hữu cơ thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm như Vibrio), phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào. Do đó, khi được dùng với liều lượng thích hợp, hỗn hợp các muối của các acid này đem lại sự an toàn, hiệu nghiệm và chi phí thấp trong việc kiểm soát bệnh đường ruột do vi khuẩn gram âm, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ phát triển.
Cơ chế tác động của acid hữu cơ tiêu diệt vi khuẩn có hại
Acid hữu cơ có thể tạo liên kết với các khoáng chất như canxi (Ca), magie (Mg), kẽm (Zn), sắt (Fe), giúp chúng dễ dàng hấp thu qua thành ruột.
Vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm, cá thường phát triển mạnh ở môi trường pH trung tính hoặc kiềm. Khi acid hữu cơ làm giảm pH, các vi khuẩn này bị suy yếu và mất khả năng bám vào niêm mạc ruột.
Acid hữu cơ giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn như Lactobacillus, Bacillus. Các lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cạnh tranh chỗ bám với vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Phổ kháng khuẩn rộng: Acid formic có tác dụng mạnh với nhiều vi khuẩn gây bệnh quan trọng trong nuôi tôm như: Vibrio parahaemolyticus (gây bệnh hoại tử gan tụy cấp – AHPND và TPD), Vibrio harveyi (gây bệnh phát sáng), Aeromonas (gây bệnh xuất huyết), Edwardsiella (gây bệnh đường ruột).
- Khi kết hợp với các acid khác (acid propionic, acid lactic, acid citric) hiệu quả kháng khuẩn còn tăng cao hơn nhờ tác động hiệp đồng.
- Việc sử dụng Acid Formic được khuyến khích cao. Một số nghiên cứu cho thấy khi bổ sung Acid Formic vào chế độ ăn giúp ức chế mầm bệnh/vi khuẩn, giảm tỷ lệ tử vong và hỗ trợ sản xuất tôm nuôi thân thiện với môi trường.
Sản phẩm Multacid với thành phần là Acid Formic
- Là một acid hữu cơ chuỗi ngắn, thường kết hợp với acid formic hoặc acid lactic.
- Ức chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hại Aspergillus, Penicillium, Fusarium (gây hỏng thức ăn), giúp bảo quản thức ăn tốt hơn, hạn chế ô nhiễm vi sinh vật.
- Kiểm soát nhóm Vibrio spp. (gây bệnh hoại tử gan tụy cấp - AHPND), giảm vi khuẩn Aeromonas spp. (gây xuất huyết, bệnh đường ruột).
- Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi (Probiotic), thúc đẩy lợi khuẩn như Lactobacillus và Bacillus.
- Tăng cường hấp thu khoáng chất (Ca, P, Mg) giúp tôm cứng vỏ nhanh hơn sau khi lột xác.
- Kích thích enzyme tiêu hóa giúp tôm hấp thu protein, lipid và năng lượng hiệu quả hơn.
- Được tạo ra từ quá trình lên men chất xơ bởi vi khuẩn đường ruột hoặc sản xuất công nghiệp dưới dạng muối butyrate.
- Hỗ trợ hệ vi khuẩn có lợi (Lactobacillus, Bacillus) phát triển mạnh, ức chế vi khuẩn có hại.
- Giúp tôm chống lại các bệnh đường ruột đặc biệt là bệnh phân trắng, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan tụy và tăng cường miễn dịch.
ACID |
pKa |
ĐỘ MẠNH |
TÍNH |
HỖ TRỢ TIÊU HOÁ |
TĂNG |
ỨC CHẾ NẤM MỐC |
Acid Formic |
3.75 |
Mạnh |
Rất mạnh |
Trung bình |
Trung bình |
Trung bình |
Acid Acetic |
4.76 |
Yếu hơn |
Yếu |
Hỗ trợ nhẹ |
Trung bình |
Trung bình |
Acid Propionic |
4.87 |
Trung bình |
Trung bình |
Tốt |
Trung bình |
Rất tốt |
Acid Lactic |
3.86 |
Mạnh |
Trung bình |
Rất tốt |
Rất tốt |
Trung bình |
Acid Citric |
3.13, 4.76, 5.40 |
Phụ thuộc pH |
Yếu |
Tăng hấp thu khoáng tốt |
Trung bình |
Trung bình |
Acid Butyric |
4.82 |
Trung bình |
Trung bình |
Rất tốt |
Rất tốt |
Trung bình |
BẢNG SO SÁNH CÔNG DỤNG CỦA 1 SỐ ACID HỮU CƠ TRONG THUỶ SẢN
- Acid formic: Được sử dụng rộng rãi để ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.
** Liều lượng khuyến nghị: 2-5 g/kg thức ăn, tùy vào loại acid và mục đích sử dụng.
- Acid propionic: Giúp kiểm soát pH và giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nước.
**Cách sử dụng: Hòa tan acid hữu cơ vào nước và tạt xuống ao với liều lượng thích hợp (0,5-1 lít/1.000m³ nước, tùy vào loại acid).
Trong trường hợp tôm đã nhiễm bệnh, acid hữu cơ có thể được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để hỗ trợ quá trình phục hồi:
Khách hàng quan tâm đến các sản phẩm về acid hữu cơ, hãy liên hệ ngay với Trường Hải Tiến. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm acid hữu cơ chất lượng, đa dạng quy cách và giá thành hợp lý giúp quý khách hàng chọn được sản phẩm tốt nhất!
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.