SX: Takemura - Nhật
Sử dụng: Đo pH, hoặc pH và độ ẩm của đất trồng cây, đất đáy ao nuôi trồng thủy sản...
Video giới thiệu và hướng dẫn sử dụng máy đo pH đất DM13 và pH - độ ẩm đất DM15:
Thông số kỹ thuật:
Máy đo pH đất DM-13
Khoảng đo pH: 3-8 (Độ phân giải: 0,2)
Không dùng điện
Máy đo pH/độ ẩm đất DM-15
Khoảng đo pH: 3-8 (Độ phân giải: 0,2)
Khoảng đo độ ẩm: 10-80% (Độ phân giải: 5%)
Không dùng điện
Hướng dẫn sử dụng:
Máy đo pH đất DM-13
1. Đo pH:
Lau sạch 2 vòng kim loại của máy đo.
Cắm chặt và ngập cả 2 vòng kim loại xuống đất, đảm bảo đất tiếp xúc đều và chặt với cả 2 vòng kim loại.
Chờ 1 phút rồi đọc giá trị pH trên đồng hồ (thang đo tương ứng từ 3 - 8 pH).
2. Bảo quản:
Sau khi đo, lau sạch 2 vòng kim loại của đầu đo.
Bảo quản máy nơi thoáng mát, tránh nóng, ẩm, tránh làm rơi hoặc va đập mạnh.
Lưu ý:
+ Nếu đất quá khô, phải tưới nước cho đất ẩm, xới đều, chờ 30 phút, nén chặt đất trước khi đo pH.
+ Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám mịn chà và lau sạch.
Máy đo pH & độ ẩm đất DM-15
Luôn đo độ ẩm trước khi đo pH
Lau sạch 3 vòng kim loại của máy đo.
1. Đo độ ẩm đất:
Cắm chặt và ngập cả 3 vòng kim loại xuống đất, đảm bảo đất tiếp xúc đều và chặt với cả 3 vòng kim loại.
Chờ 1 phút rồi nhấn nút trắng trên thân máy và đọc giá trị độ ẩm theo kim chỉ trên đồng hồ (thang đo bên dưới tương ứng từ 10 - 80% độ ẩm)
2. Đo pH:
Cắm chặt và ngập cả 3 vòng kim loại xuống đất, đảm bảo đất tiếp xúc đều và chặt với cả 3 vòng kim loại.
Chờ 1 phút rồi đọc giá trị độ ẩm theo kim chỉ trên đồng hồ (thang đo bên dưới tương ứng từ 10 - 80% độ ẩm). Nếu vừa đo giá trị độ ẩm xong, thì có thể buông nút trắng trên thân máy và đọc ngay giá trị pH trên đồng hồ.
3. Bảo quản:
Sau khi đo, luôn lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo.
Bảo quản máy nơi thoáng mát, tránh nóng, ẩm, tránh làm rơi hoặc va đập mạnh.
Lưu ý:
+ Nếu đất quá khô, phải tưới nước cho đất ẩm, xới đều, chờ 30 phút, nén chặt đất trước khi đo pH.
+ Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám mịn chà và lau sạch.
pH đất thích hợp đối với một số loại cây trồng:
– Hoa hồng, lily, đỗ quyên…: pH từ 5~6
– Rau dền, đậu trắng, đậu đen, đậu xanh, rau diếp, hành tây, dưa leo, cà rốt, cà chua, củ cải, cà tím, cần tây, bắp cải, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa thủy tiên, hoa tulip, hoa cẩm chướng…: pH từ 6~8
– Lúa, khoai tây, bắp (ngô), rau mùi…: pH từ 5~6.5
– Lúa mạch, lúa mì, đậu hòa lan: pH từ 7~8
pH có thể biểu thị cho một số thành phần dinh dưỡng và vi lượng của đất:
- pH < 5.0: Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.
- pH < 5.5: xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
- pH > 7.5: Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
- pH > 8.0: Có sự tạo thành các calcium phosphate mà cây không hấp thu được.
- pH > 8.5: lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe.
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.