Lưu huỳnh đioxit SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, gây ô nhiễm, độc, nếu hít phải sẽ gây ho, viêm đường hô hấp, viêm phổi, đau mắt. SO2 tác dụng với hơi nước trong không khí hay với nước mưa tạo thành mưa axit làm ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, đất đai.
Tính chất: SO2 là oxit axit nên có 3 phản ứng cơ bản: phản ứng với nước, bazơ, oxit bazơ
a) SO2 phản ứng với nước tạo thành axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
SO2 (khí) + H2O → H2SO3 (dung dịch)
Tên gọi: H2SO3 - axit sunfurơ
b) Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
SO2 (khí) + Ca(OH)2 (dung dịch) → CaSO3 (kết tủa trắng) + H2O
Tên gọi: CaSO3 - canxi sunfit
c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối sunfit
SO2 + Na2O → Na2SO3
SO2 + Cao → CaSO3
Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4.
- Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường…
- Dùng làm chất diệt nấm mốc…
Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 (khí) + H2O
Bản chất phản ứng này là MUỐI + AXIT (MẠNH) CHO RA MUỐI MỚI + AXIT MỚI (YẾU):
Ví dụ: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SO3
Sau đó axit mới sinh ra là axit yếu nên dễ bị phân hủy: H2SO3 → SO2↑ + H2O
b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 → SO2 (khí)
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 (khí)
Đây không phải trang web với nội dung y hệt như các bài học hóa học trên sách giáo khoa, vì nội dung như vậy các bạn đã có trong sách của mình rồi. Đây là trang web tổng hợp, ghi nhận và nhấn mạnh vào các kiến thức quan trọng, cần thiết mà các bạn học sinh cần ghi nhớ, dễ nhầm lẫn, hay quên. Mình sẽ cố gắng giúp các bạn học đến đâu sẽ nắm sắc và hiểu sâu sắc hơn các vấn đề đến đó.
Cherry hiện tập trung giúp các bạn lớp 8 vào lớp 9 ôn luyện môn hóa học, tiếng Anh, toán. Các bạn lớp 8 và 9 hãy like và đặt câu hỏi về Hóa Học 8, Hóa Học 9, tiếng Anh 8, tiếng Anh 9,toán 8, toán 9 tại nhóm facebook này nhé: