Đây là trang web tổng hợp, ghi nhận và nhấn mạnh các kiến thức quan trọng, cần thiết mà các bạn học sinh cần ghi nhớ, dễ nhầm lẫn, hay quên. Linh sẽ cố gắng giúp các bạn học đến đâu sẽ nắm sắc và hiểu sâu sắc hơn các vấn đề đến đó. Những phần nhấn mạnh được tổng hợp theo mục lục dưới đây. Ngoài ra, nếu các bạn cần hỗ trợ để hiểu và làm được bài tập thì hãy đặt câu hỏi cho Linh tại nhóm facebook:
https://www.facebook.com/groups/nhomlop89/
Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
NHIỆT
Nhiệt là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất.
Các phân tử cấu tạo nên vật chất thường chuyển động hỗn loạn không ngừng và nhờ đó chúng có động năng.
Nhiệt năng của vật là tổng các động năng: động năng chuyển động của khối tâm của phân tử + động năng trong dao động của các nguyên tử cấu tạo nên phân tử quanh khối tâm chung + động năng quay của phân tử quanh khối tâm.
Nhiệt năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Theo đó, nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn do các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh.
Nhiệt có thể trao đổi qua các quá trình bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu.
NHIỆT LƯỢNG
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng của 1 vật thu vào để làm nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn.
Độ tăng nhiệt độ: Nếu độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn.
Chất cấu tạo nên vật.
CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG: Q = m.c.∆t
Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).
m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.
c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K
Nhiệt dung riêng của 1 chất có thể cho biết nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C.
∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ (Độ C hoặc K)
∆t = t2 – t1
∆t > 0 : vật toả nhiệt
∆t < 0 : vật thu nhiệt
Ví dụ:Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 5.10^6 J/kg nghĩa là khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá thì sẽ toả ra một lượng nhiệt là 5.10^6 J.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHIỆT LƯỢNG
Nhiệt là một dạng năng lượng, gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật có giá trị phụ thuộc khối lượng và biến thiên nhiệt độ của vật.
Công thức tính nhiệt thu vào hay tỏa ra của một vật:
Q = m.c.∆t
Phương trình cân bằng nhiệt:
Q thu = Q toả
Nhiệt lượng vật cần thu để phục vụ cho quá trình làm nóng lên phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật cũng như nhiệt dung riêng của chất liệu làm ra vật.
Nhiệt lượng riêng cao: Tức nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu trong bơm.
Nhiệt lượng riêng thấp: Tức nhiệt lượng riêng cao loại trừ nhiệt bốc hơi của nước được giải phóng và tạo thành trong cả quá trình đốt cháy mẫu nhiên liệu.
Nhiệt dung của nhiệt lượng kế và lượng nhiệt cần thiết để đốt nóng nhiệt lượng kế lên 1oC ở điều kiện tiêu chuẩn (còn gọi là giá trị nước của nhiệt lượng kế).
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT VÀ CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG TOẢ RA KHI ĐỐT CHÁY NHIÊN LIỆU
Phương trình cân bằng nhiệt: Q thu = Q toả
Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào.
Q tỏa: tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra.
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: Q = q.m
Q: là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J).
q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m: là khối lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng kg.
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ NHIỆT LƯỢNG
Bài tập 1: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 4kg nước từ 15 độ C lên đến 100 độ C trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 2kg. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg và nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.
Bài tập 2: Có một bình nhôm khối lượng 1,8kg chứa 3kg nước ở nhiệt độ 30 độ C. Sau đó, người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,3kg đã được nung nóng tới 400 độ C. Hãy xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg.K ; của nước là 4,18.10^3 J/kg.K ; của sắt là 0,46.10^3 J/kg.K.
Bài tập 3: Dùng bếp than để đun sôi 3 lí nước có nhiệt độ ban đầu là 30 độ C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 500g. Biết, hiệu suất của bếp than là 35%, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ; của nước là 4200 J/kg.K ; năng suất toả nhiệt của than đá là 27.10^6 J/kg. Hãy tính khối lượng than đá cần dùng.
Bài tập 4: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng là 22,4g. Khi miếng sắt trên có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và đồng thời ngay lập tức thả vào đó một nhiệt lượng kế có khối lượng là 300g có chứa 450g nước ở nhiệt độ 20 độ C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng đến 23 độ C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K ; của chất làm nhiệt lương kế là 418 J/kg.K ; của nước là 4,18.10^3 J/kg.K. Hãy xác định nhiệt độ của lò.
Bài tập 5: Có một oto chạy được quãng đường 200km với lực kéo là 800 N và tiêu thụ hết 10 lít xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là q = 46.106 J/kg. Tính hiệu suất của động cơ oto.
Bài tập 6: Có 100g chì được truyền nhiệt lượng 270J thì tăng nhiệt độ từ 20 độ C lên 30 độ C. Hãy tính nhiệt dung và nhiệt dung riêng của chì.
Đây không phải trang web với nội dung y hệt như các bài học hóa học trên sách giáo khoa, vì nội dung như vậy các bạn đã có trong sách của mình rồi. Đây là trang web tổng hợp, ghi nhận và nhấn mạnh vào các kiến thức quan trọng, cần thiết mà các bạn học sinh cần ghi nhớ, dễ nhầm lẫn, hay quên. Mình sẽ cố gắng giúp các bạn học đến đâu sẽ nắm sắc và hiểu sâu sắc hơn các vấn đề đến đó.
Cherry hiện tập trung giúp các bạn lớp 8 vào lớp 9 ôn luyện môn hóa học, tiếng Anh, toán. Các bạn lớp 8 và 9 hãy like và đặt câu hỏi về Hóa Học 8, Hóa Học 9, tiếng Anh 8, tiếng Anh 9,toán 8, toán 9 tại nhóm facebook này nhé: