Tên latinh: Pteroophyllum scalare
Tên khác: Angelfish - Scalaire, Poisson-ange
Họ: Cá rô phi - Cichlidae
Phân bố: Nam Mỹ (Guyan, Venezuela, sông Amazon với một số phụ lưu)
Chiều dài: tới 15 cm, tối đa 25 cm
Thức ăn: giun, động vật thân giáp, côn trùng, chất thực vật, thức ăn tổng hợp
Nhiệt độ nước: 22-30 độ C
Nuôi chung
Là loại cá kiểng nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Xuất hiện trong thế giới cá cảnh từ đầu thế kỷ XX.
Cá Ông Tiên được nhập vào nước ta khoảng gần nửa thế kỷ nay.
Cá vừa đẹp vừa hiền, nuôi chung được với cá Tàu, cá Hồng Kim và vài giống cá kiểng khác.
Cá Ông Tiên có màu đen, sau này lai tạo ra được màu bạc trông lạ và hấp dẫn hơn.
Cá Ông Tiên có dáng tròn, thân dẹp, tuy mình không có màu sắc tươi tắn, nhưng nhờ có sự phối trí của cá vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng quá dài nên khi di chuyển, cá tạo được sự mềm mại, thướt tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đạc hoặc trong tư thế nên tạo nét phúc hậu thần tiên.
Rất khó phân biệt được giới tính của cá Ông Tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp. Lúc này cá trống nối đuôi theo cá mái để ve vẽn. Nhờ vào sự … tình tự này của chúng mà ta mới bắt đúng cặp trống mái ra nuôi riêng để cho sinh sản.
Hồ kiếng dành riêng cho cá Ông Tiên đẻ không nên nhỏ quá, ít ra cũng phải có dung tích chứa được năm sáu chục lít nước. Trong hồ nên đặt một cụm rong, sao cho đầu rong còn khoảng 20 cm nữa mới vươn tới mặt nước hồ. Ta có thể thay thế rong bằng một cục gạch ống còn mới và sạch đặt dựng đứng dưới đáy hồ. Có người còn dùng tô hoặc chén để làm ổ đẻ cho cá. Điều cần làm là bên trên cái vật để làm ổ đẻ cho cá. Phải cách xa mặt nước hồ khoảng 10 cm hoặc hơn để cá trống mái có chỗ mà lượn qua lượn lại…
Khi phát hiện ổ đẻ do chủ nuôi đặt vào hồ, cặp cá trống mái liền kè nhau đến gần và quấn quít bên nhau một lúc. Trước hết cá trống rưới lên một chất nhờn lên rong hoặc gạch ống (hoặc tô, chén), sau đó cá mái đẻ trứng lên chất nhờn đó…
Mỗi lứa, cá Ông Tiên có thể đẻ được vài trăm trứng đến cả ngàn trứng. Lứa đầu cá đẻ ít, nhưng những lần sau số trứng mỗi lứa mỗi tăng thêm….
Cá bố mẹ canh giữ ổ trứng. Thỉnh thoảng chúng làm đảo trứng và những trứng nào rơi xuống đáy hồ đều được cá trống siêng năng nhặt lên để lại ổ. Độ hai ngày sau thì trứng nở. Cá Ông Tiên con mới nở rất nhỏ và yếu. Chúng sống bám vào ổ, sau ba bốn ngày mới chịu rời khỏi để đi kiếm ăn.
Cá Ông Tiên đẻ sai, nhưng cá bố mẹ thích ăn dần con của chúng. Vì vậy, khi bầy cá con nở xong, liền bắt cá cha mẹ ra nuôi riêng, hoặc là dời ổ trứng sang một hồ khác
Khoảng ba bốn ngày tuổi, cá con đã biết ăn mồi. Chúng ăn được bo bo, bột trứng hoặc Biscotte (bột gạo rang vàng trộn với lòng đỏ trứng phơi khô). Từ mười ngày tuổi cá con đã ăn được lăng quăng…
Trong thời gian trứng chưa nở và đến khi ra cá con, hồ cá phải được cung cấp dưỡng khí thường xuyên để trứng nở đều và cá con mới mau lớn. Khoảng hai tháng tuổi, cá Ông Tiên con coi như đã trưởng thành.
Việt Linh © Cá cảnh - Võ Văn Chi, NXB KHKT, 1993
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.