Một nét quyến rũ của việc nuôi cá cảnh là có nhiều loài cá có thể nhân giống khi nuôi. Tuy nhiên do không gian bị giới hạn, thường ta khó tách chúng ra và tìm cho chúng một nơi sinh đẻ chắc chắn, do vậy mà trứng hay cá bột vừa lớn thường bị cá lớn ăn thịt. Có hể giải quyết vấn đề này bằng cách tạo những bể nuôi riêng biệt, trong đó chỉ để cá sắp sinh sản. Bể cách ly này sẽ đáp ứng được yêu cầu trên.
Người ta có thể chia sự sinh sản của cá thành hai giai đoạn: các sự kiện dẫn đến sự thu tinh và sự chăm sóc cá bột. Người nuôi cá, ở hai giai đoạn dó, cần tác động đến sự chọn lựa và đặt điều kiện cho cá trưởng thành; chuẩn bị bể nuôi cá sinh sản, trông nom sự thụ tinh và việc nuôi cá bột.
Cá đẻ trứng bằng nhiều cách. Một số làm phân tán trứng, một số lại đặt trứng lên giá thể, một số làm tổ, một số lại ngậm trứng trong miệng. Do có những hình thức đẻ trứng phong phú như vậy của cá mà người nuôi cá phải chuẩn bị bể nuôi cho phù hợp. Những loài cá làm phân tán trứng thường không bảo vệ trứng mà có khi còn ăn trứng. Muốn giữ trứng, ta có thể dùng nhiều cách. Nên tách cá bố mẹ ra ngay sau khi đẻ; hoặc làm một lớp sỏi đá ở đáy bể để cho trứng rơi vài các kẹt tránh bị cá bố mẹ ăn. Cũng có thể trồng nhiều loại cây trong hồ để các trứng dính bám vào để che giấu kẻ ăn mồi. Hoặc dùng một cái lưới chìm cho cá đẻ trên đó, trứng sẽ rơi xuống dưới.
Với những loài cá chôn vùi trứng, thì đáy của bể phải được phủ bằng một lớp than bùn lên trên sỏi để cá có thể vùi trứng vào đó. Các cá đẻ trên giá thể bảo vệ trứng và cá bột; do ậy cầncó đá thích hợp và hang làm chỗ đẻ tốt cho chúng. Ngược lại, cá làm tổ không đòi hỏi một vật liệu riêng biệt nào, chúng thu lượm các mảnh cây. Do đó, trong bể cần trồng nhiều cây cỏ để tạo chỗ ẩn cho cá mẹ sau khi đẻ. Ở những cá ấp trứng bằng miệng, sự ấp trứng xảy ra trong khoang miệng của cá cái. Cá này, trong suốt thời kỳ đó rất cần sự yên tĩnh và hòa bình; cá cũng không cần nghĩ tới việc ăn uống.
Có những loài cá đẻ con ngay từ lúc mới sinh, các cá con đã bơi được tự do và vóc dáng như bố mẹ chúng thu nhỏ lại. Tất nhiên là trong bể nuôi có nhiều cây cỏ và cả một thảm cây nổi, có thể làm cho chúng thoát khỏi sự ăn thịt của cá bố mẹ.
Bể sinh sản không nên có mật độ cá quá dày. Trong bể, cần có dụng cụ lọc bằng bọt bể là tốt nhất vì không gây hại cho cá con.
Phẩm chất của nước và nhiệt độ của bể sinh sản và bể nuôi chính phải giống nhau. Nếu như cá sinh sản cần có những điều kiện tồn tại khác hẳn (ví dụ như để kích thích sự đẻ trứng), ta phải làm cho cá thích nghi với môi trường mới một thời gian; có như vậy mới có đủ điều kiện thay đổi phẩm chất của nước mà không gây choáng hay rối loạn ở cá. Bể sinh sản của cá đẻ con cũng chỉ dành cha cá cái có thai và chỉ cho chúng vào đó vào đầu thời kỳ có chửa.
Do đặc điểm sinh lý của mỗi loài cá có sự khác nhau, cho nên kỹ thuật cho cá đẻ ở mỗiđối tượng đều có sự khác nhau. Dù là cá đẻ trứng hay đẻ con, điều quan trọng trước tiên là tìm cho đúng một cặp, một trống, một mái. Thường thì cá đực có vây hậu môn biến đổi khác với cá cái. Ở các cá đẻ trứng, ít có sự khác biệt rõ rệt, nhưng có một số đặc tính có thể giúp xác định cá đực hay cá cái. Thông thường cá đực mảnh hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn, và các vây khá phát triển. Trong bể nuôi, các loài cá thuộc họ cá rô phi thường tự lựa chọn cá khác giống để ghép đôi.
Cá chọn để sinh sản phải là cá khỏe mạnh, không bị bệnh hoặc biến dạng. ta cần chọn cá có những điểm mạnh như là có màu sắc đẹp, vây phát triển tốt v.v... Điều đó có ý nghĩa khi ta muốn cá con sẽ có màu sắc mà ta thích hoặc có vây đẹp.
Trước khi cho cá ghép đôi, người ta thường nuôi tách riêng cá đực và cá cái. Suốt trong thời kỳ này, phải chăm sóc và có chế độ nuôi dưỡng đặc biệt. Cách làm này sẽ đảm bảo là cá cái có trứng tốt. Nếu cá cái chưa sẵn sàng chịu đực thì cá đực thường săn đuổi và cắn cá cái. Vì lẽ đó mà người ta thường thả cá cái vào bể sinh sản trước; bể này sẽ là lãnh địa của nó và nếu ta thả cá đực vào, nó sẽ ve vãn cá cái. Người ta cũng có thể cho đồng thời cả cặp cá vào bể sinh sản bằng cách dùng một vách ngăn bằng kính hay nhựa để phân tách ra. Đến khi cặp cá đã sẵn sàng, ta chỉ cần cất vách ngăn cho chúng tiếp xúc với nhau.
Lúc cá sinh đẻ và giai đoạn kế tiếp, cần đặc biệt quan tâm đến cá. Một số cá đực ve vãn cá cái nồng nhiệt và tiếp tục quấy rầy con mái ngay cả sau sự thụ tinh; một số khác ngược lại, lại xua đuổi cá cái mà không chấp nhận ghép bắt cặp ngay từ đầu.
Có những loài cá không quan tâm đến trứng đẻ ra, có khi cá cái ăn trứng. Trong trường hợp này, người nuôi phải đưa cá cái sau khi đẻ ra khỏi bể nuôi, chỉ để cho cá đực chăm sóc con, hoặc có thể đưa cả cặp trống mái ra và ấp trứng một cách nhân tạo bằng cách đặt một miếng đá bọt gần trứng và để cho dòng nước chảy thay thế chuyển động quạt vây của cá bố mẹ. Làm như vậy, cá vẫn đủ ôxy để sinh trưởng.
Trứng cá họ Cá chép răng thường được đẻ ra trong các bụi cây tự nhiên, trên lớp than bùnở đáy bể. Tùy theo loài cá, ta phải thu nhặt trứng và cho nở ở nước ít sâu, có thể để chúng trong 1-2 tháng trong than bùn hầunhư khô trước khi nhúng lại vào nước để thúc đẩy sự nở trứng. Do cá đực thường khỏe hơn, trong thực tế, người ta thường xếp 1 cá đực cùng với hai cá cái. Trong trường hợp những loài cá làm tổ bọt, tốt nhất là mang cá cái ra khỏi bể sau khi trứng đã thụ tinh; cá đực sẽ bảo vệ tổ và trứng một cách nồng nhiệt.
Sau khi cá đã sinh đẻ, nên để cho cá đẻ con nghỉ vài hôm cho lại sức rồi mới cho chúng vào bể nuôi chính.
Kể từ lúc bắt đầu bơi được, cá con đã cần đến thức ăn, nhưng chính trong giai đoạn chưa bơi thực sự này, cá có thể sống nhờ chất dự trữ ở túi noãn hoàng. Không cần cho ăn vội, vì lúc này cá cũng chưa biết ăn, do vậy thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm bể.
Thức ăn đầu tiên của cá phụ thuộc vào kích thước của cá, vì các loài cá nở ra hoặc được đẻ ra thường có kích thước khác nhau. Thường thì cá con của các loài làm tổ và đẻ trứng phân tán tỏ ra không ham ăn như cá con của họ Cá rô phi và cá đẻ con.
Ngày nay, người ta đã sản xuất ra đủ loại thức ăn riêng biệt thích hợp dưới dạng lỏng, bột, nhão, bột mịn và tổng hợp để cung cấp cho nhu cầu của cá đẻ trứng và cá đẻ con. Có loại nước màu lục có chứa trùng cỏ rất thích hợp cho cá bột còn nhỏ. Các loại giun nhỏ, rận nước ... đều tốt đối với phần lớn cá nhỏ, những thức ăn lý tưởng cho cá bột đều ăn được là Artemia. Cá con lớn nhanh sẽ tìm ăn giun, bột ngũ cốc, và các loại thức ăn tổng hợp.
Ở các loài cá họ Cá sặc, như cá chọi Betta splendens và cá tai tượng ... rất kỵ luồng gió lạnh có thể xâm nhập qua nắp bể, do đó khi nuôi phải chú ý che chắn chỗ có gió lùa.
Cá con cần cho ăn liên tục. Khi cá đã lớn, cần phải định kỳ thay một phần nước cũ, tăng lưu lượng thông khí và tăng hệ thống lọc. Sự tăng vận chuyển của nước và thay nước mới sẽ làm tăng sự sinh trưởng điều hòa của cá. Khi cá đã lớn, có hình dạng và màu sắc riêng biệt của cá bố mẹ, cần loại hết các cá ốm yếu, chậm chạp. các cá con không có màu và vây phát triển bình thường cũng nên loại bỏ. Lựa chọn cá đẹp đẻ nuôi, để tạo giống là cần thiết.
Cá cảnh - Võ Văn Chi, NXB KHKT, 1993. Bản quyền © Việt Linh
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.