• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sinh vật cảnh & phong thủy

Hạnh phúc gia đình

Ở cá thia lia, cá trống làm phận sự cha khá chu đáo. Sau khi cá cái đẻ trứng ra, cá trống lặn xuống đáy bể, dùng môi ngậm nhẹ từng trứng một đem lên gắn vào bọt. Nếu trứng nhiều mà bọt mỏng, thì cá trống lại ra công phun nướng miếng làm bọt thêm cho đủ sức chịu đựng mớ trứng đó, cho đến đủ ngày đủ tháng trứng nở cá con. Cá con ban đầu nhỏ chỉ là những vết đen đen, rồi lớn dần nhúc nhích như đầu mũi kim, rồi lớn bằng cung quăng muỗi. Cá trống có thể nhịn ăn suốt những ngày gần bầy cá con nhỏ bé. Người ta đã thử cho nó ăn cung quăng, nhưng cá trống vẫn không đụng đến, có thể là vì sợ lầm lẫn với cá con chăng ? chỉ trừ khi cá con đã lớn, ta vớt cá trống riêng ra chậu khác, mới có thể cho cá này ăn và hồi phục sức cho nó.

Ở cá rô phi, ngược lại, cả hai cá trống mái cùng chăm sóc bầy con. Cá con luôn theo cha mẹ từng đàn chen chúc như gà con theo mẹ. Lần đầu tiên trong hệ động vật, người ta thấy ở con cá rô phi một cách cư xử được coi là rất đạo đức và đáng khennhư ở người; cá đực và cái cái gắn bó chặt chẽ với nhau sau khi hoàn thành tốt đẹp công việc sinh đẻ lớn lao, không những chỉ trong thời gian cần thiết để chăm sóc các cá con bé nhỏ, àm đây là điều lạ, còn lâu dài hơn nữa. Người ta thường dùng danh từ "kết hôn" khi hai giống cùng nhau chăm sóc đàncon, mặc dù không nhất thiết phải có mối ràng buộc thật riêng tư giữa vợ chồng. Thế mà, cá rô phi có mối ràng buộc đó.

Ở loài cá rô phi đỏ có đốm xanh nhạt óng ánh, vây lưng lộng lẫy của cá cái có một vai trò đặc biệt. Nó lắc vây từ trên xuống dưới với một nhịp độ nhanh làm ánh lên các đốm xanh quý giá như những tín hiệu quang học. Lũ cá con vâng lời tụ tập vào tổ phía dưới cá mẹ, trong lúc cá trống dồn các nhóm nhỏ và đi tìm những cá con về chậm. Nó không gọi chúng lâu, mà đơn giản hút chúng vào miệng, bơi về tổ, rồi nhả chúng vào trong hố. Đứa con được đem về như vậy rơi ngay xuống đáy và nằm ở đó. Nhờ một phản xạ tài tình, bong bóng bơi của các con cá rô phi nhỏ đang "buồn ngủ" co lại mạnh đến mức làm cơ thể chúng nặng hơn nước rất nhiều, và chúng nằm dưới đáy bể, giống như những hòn đá, hệt như khi mới đẻ và bong bóng chưa có không khí. Phản ứng nặng lên này cũng sinh ra khi cá trống ngậm cá con trong miệng. không có những cơ chế phản xạ này, cá bố mẹ không thể tập hợp được các con như chúng vẫn thường làm vào mỗi buổi chiều.

Konrad Z. Lorenz kể rằng ông đã trông thấy một con cá rô phi đỏ đực hoàn thành một chiến công làm sửng sốt trong một lần vận chuyển cá con bị lạc. Ông viết như sau: "Tôi đến viện vào cuối buổi chiều, trời đã bắt đầu tối. Tôi muốn khẩn trương cho vài con cá chưa được ăn gì trong ngày ít thức ăn và trong bọn chúng có một cặp cá rô phi đỏ đang bận chăm sóc con. Lũ cá con đã vào trong hốc tổ và cá mẹ đang canh gác ở phía trên. Khi tôi ném vào bể những mẫu giun đất, cá mẹ không dám đến gần để ăn. Tuy nhiên cá bố đang sục sạo từ đầu này đến đầu kia để tìm những cá con về chậm đã sao lãng nhiệm vụ vì một cái đuôi giun ngon lành tất cả những loài cá ăn giun đều ưa chuộng phần đuôi giun, nhưng lý do còn bí hiểm. Nó đến gần và đớp mẫu giun, nhưng không thể nuốt ngay vì mẫu giun quá to. Trong lúc nó đang nhai, miệng còn đầy, thì nhìn thấy một con cá con bị lạc đang bơi một mình. Nó nảy lên như bị điện giật bơi theo con cá và thu nó ngay vào mồm đã đầy. Thật hấp dẫn ! con cá có hai vật khác nhau trong mồm, một dành cho dạ dày, một dành cho tổ. Cái gì sẽ xảy ra đây? Phải nói rằng trong lúc đó, tôi không hề tin là con cá rô phi đỏ nhỏ có thể thoát chết.

Cái đã xảy ra thật đẹp vô cùng! Con cá đứng yên, phồng má lên nhưng không nhai. Nếu có bao giờ tôi thấy một con cá suy nghĩ thì chính là lúc này! Đo sao được sự ngạc nhiên khi thấy một con cá, trng tình trạng khó xử, hành động đúng hệt như con người nghĩa là dừng lại, bị chặn tứ phía, không biết nên tiến hay nên lùi. Cá bố rô phi đỏ như bị liệt trong nhiều giây dài, nhưng ta thấy rõ một sự suy nghĩ lung đang diễn ra. Rồi nó giải quyết mâu thuẫn một cách khiến ta phải kính trọng. Nó khạc ra tất cả những gì ở trong miệng, mẫu giun rơi xuống đáy bể, con cá rô phi đỏ bé nhỏ cũng rơi xuống nhờ có phản xạ nặng lên như nói ở trên. Rồi cá bố tiến đền mồi ăn, chậm rãi ăn mẫu giun, trong lúc vẫn đưa mắt theo dõi đứa con nằm ngoan ngoãn dưới đất. Ăn xong nó hút đứa con vào miệng rồi đem đứa con về nhà cho cá mẹ."

Cá cảnh - Võ Văn Chi, NXB KHKT, 1993. Bản quyền © Việt Linh

Xem thêm các thông tin có liên quan:


Các loại test đo kiềm, pH, oxy, amonia, nitrit... dùng trong nuôi cá cảnh và thủy sinh

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang