• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ thuật chế biến thủy sản

Thiết lập cơ sở / nhà máy chế biến thủy sản:

Cần chú ý các vấn đề về vị trí địa lý, địa thế mặt bằng sản xuất:

Về giao thông: Nên gần cảng biển và cảng hàng không tạo thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như phân phối sản phẩm đến các thị trường trong và ngoài nước.

Về cơ sở vật chất: Cần có mặt bằng phù hợp với quy mô và diện tích dự phòng để mở rộng sản xuất sau này. Máy móc thiết bị cần được trang bị hoàn thiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sản xuất, đảm bảo chuẩn hóa, tăng tính ổn định trong sản xuất.

Mặt bằng sản xuất tuân thủ quy tắc: đường đi sản phẩm luôn tiến về phía trước, tách biệt khu sạch và khu bẩn, tránh nhiễm chéo.

Phòng cấp đông được bao che bên ngoài là các phòng xử lý để hạn chế việc hao phí lạnh do nhiệt từ môi trường bên ngoài truyền vào.

Khoảng không phân xưởng và bề ngoài xung quanh xưởng luôn thông thoáng, sạch sẽ. Trang thiết bị sản xuất được trang bị và bảo dưỡng tốt, nhà xưởng dư rộng để thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng.

Khu vực xử lý nước thải, nơi tập trung rác thải cách xa khu vực sản xuất, được xử lý tốt, không gây ô nhiễm cho phân xưởng và môi trường xung quanh. Hệ thống thoát nước lộ thiên dễ làm vệ sinh có lưới chắn động vật gây hại.

Về nguồn lao động: Cơ sở / nhà máy cần gần nguồn lao động tại chỗ, có chính sách thu hút lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật và tay nghề cao, dễ dàng tuyển dụng lao động thời vụ.

Cơ cấu tổ chức:

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp, trực tiếp chỉ đạo công việc các phòng ban thông qua Phó giám đốc. Chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tổ chức thanh tra công việc, chế độ chính sách của nhà nước quy định.

Phó giám đốc: Phụ trách công tác sản xuất, Công tác bảo vệ an toàn lao động, PCCC, xe và công tác hành chính, Công tác quy hoạch đào tạo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Phụ trách công tác kỹ thuật thiết bị, đầu tư, Công tác quản lý chất lượng, kho, bao bì, Thi đua khen thưởng, Phụ trách và duyệt chương trình công tác đơn vị hàng tuần, hàng tháng.

Phòng kế toán tài chính: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác kết toán, giám sát về việc sử dụng vốn và tài sản của Xí nghiệp. Lập kế hoạch tài chính, đảm bảo đủ nguồn vốn cho mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ, trực tiếp thu hồi công nợ đúng thời gian và lãi suất quy định. Quyết toán và chịu trách nhiệm về công tác hoàn thuế của Xí nghiệp. Phối hợp cùng với các phòng thực hiện công tác khoán cho đơn vị. Trực tiếp quản lý và bảo vệ an toàn quỹ tiền mặt của Xí nghiệp.

Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức và quản lý thực hiện các mặt về công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công tác thi đua tổ chức quản lý thực hiện, công tác hành chính văn phòng xí nghiệp, hội họp, tiếp khách, tham quan.

Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: Nghiên cứu xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch kinh doanh, tổ chức khai thác nguồn hàng xuất nhập khẩu, tham gia khai thác nguồn hàng trong nước và các nguồn hàng khác.

Phòng kỹ thuật thiết bị: Phân công vận hành thiết bị máy móc đúng với kỹ thuật chuyên môn, bảo trì, sữa chữa, lập kế hoạch mua mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Phòng kỹ thuật chế biến: Tham mưu cho ban giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất của Xí nghiệp, từ việc thu mua nguyên liệu, sản xuất chế biến, đóng gói thành phẩm, nghiên cứu, phân tích, tìm ra mặt hàng mới phù hợp với thị trường.

Hệ thống quản lý:

Hệ thống quản lý chất lượng HACCP, được liên minh châu Âu công nhận và cấp Code xuất khẩu vào thị trường EU. Thủy sản là nguyên liệu rất dễ hư hỏng, đòi hỏi trong quá trình sản xuất phải đảm bảo đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định: nhiệt độ, môi trường, điều kiện vệ sinh, điều kiện bảo quản nghiêm ngặt nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm ngay trong quy trình chế biến rất quan trọng, giúp ngăn chặn, giảm bớt những tác hại gây giảm chất lượng, hư hỏng sản phẩm. Ở mỗi công đoạn ta đều kiểm tra sản phẩm, tùy theo từng mặt hàng cụ thể hoặc theo yêu cầu của khách hàng mà ta có những quy định khác nhau, chế độ kiểm tra khác nhau. Cần thường xuyên kiểm tra nguồn nước cấp, nước thải, lấy mẫu kiểm tra vi sinh… định kỳ 1 tháng, hay theo quý.

Việc kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất nghiêm ngặt sẽ tránh được những lãng phí do nguyên liệu hư hỏng, những hao hụt không cần thiết, giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm.

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang