VI SINH VẬT VÀ CHU TRÌNH NITO TRONG AO NUÔI
Chu trình Nito là gì?
Chu trình Nito diễn ra một cách tự nhiên trong môi trường sống, trong ao nuôi,
để chuyển hoá các chất hữu cơ có chứa thành phần là nito (Nito là thành phần cấu tạo nên protein (đạm) có trong thức ăn, phân tôm, các chất hữu cơ dư thừa...) thành:
NH3 là một loại khí độc có thể dễ dàng hòa tan trong nước.
NH4+ là một loại muối chỉ độc khi ở nồng độ cao (nồng độ NH4+ > 0,5 mg/l, pH ở ngưỡng 7,8-8)
NO2- là chất độc ngay cả khi ở nồng độ thấp, NO2- tồn tại trong ao sẽ liên kết với hemocyanin trong máu của tôm làm mất khả năng vận chuyển O2 (oxi) của máu, tôm không lấy được oxy, dễ chết ngạt. Lâu ngày tôm sẽ bị ốm yếu, dễ nhiễm bệnh, lột xác không cứng vỏ được, bị hư mang, phù thũng cơ và khó lớn.
NO3-, N2: các chất này được tảo hấp thụ trong quá trình tạo sinh khối.
Hầu hết các phản ứng chuyển hoá Nito đều có sự tham gia của các nhóm vi khuẩn.
Quá trình chuyển hoá Nito trong ao?
Thức ăn thừa, phân, xác tảo, xác vi sinh vật… có chứa thành phần là Nito (đạm) sẽ tham gia vào quá trình phân huỷ tạo ra NH3/NH4 +, những chất này sẽ được oxi hoá hoặc khử bởi vi khuẩn để tạo ra NO2-, tiếp tục được vi khuẩn chuyển hoá thành NO3-, tảo sẽ hấp thụ được Nito trong ao dưới dạng NO3-.
Với mô hình nuôi tôm mật độ cao đang ngày càng nhân rộng, vai trò của vi khuẩn trong ao nuôi càng thể hiện rõ rệt. Ngoài chuyển hoá Nito, việc bổ sung vi khuẩn có lợi còn giúp khống chế vi khuẩn có hại, tảo hại, cải thiện môi trường nuôi.
Mỗi nhóm vi sinh sẽ giữ một vai trò nhất định:
Trong ao nuôi với mật độ dù cao hay thấp thì việc tồn dư thức ăn thừa,phân , chất hữu cơ lơ lững… là không tránh khỏi, lúc này chu trình nito sẽ diễn ra một cách tự nhiên và vi sinh vật sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình này.
Nhóm Bacillus sp.: với phổ pH rộng nhóm vi khuẩn này dễ tăng sinh khối trong môi trường ao nuôi, Bacillus được bổ sung vào môi trường có tác dụng, phân giải chất hữu cơ, canh tranh chất dinh dưỡng với cácvi khuẩn có hại. Bacillus trong đường ruột sẽ tạo ra các nhóm enzyme chuyển hoá thức ăn từ dạng thô thành dạng tôm dễ dàng hấp thụ.
Nhóm Lactobacillus sp.: đây là nhóm vi sinh vật chủ đạo trong hệ vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá, tạo môi trường cho nhóm hệ vi sinh vật có lợi phát triển. Có khả năng tạo ra một số loại kháng sinh giúp ngăn chặn hoạt động của các nhóm vi sinh vật có hại.
Nhóm Sachaomyces: Nấm men dùng muối amoni làm nguồn Nito chính trong quá trình sinh trưởng, khi được bổ sinh vào đường ruột, nấm men sẽ tạo một lớp màn bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại, S. Buladdi là loại nấm men có khả năng kháng kháng sinh, nhờ khả năng này, trong quá trình điều trị các bệnh đường ruột trên tôm dùng đến kháng sinh có thế dùng S. Bouladi làm nguồn vi sinh để bổ sung hiệu quả.
Nhóm Nitrifying Bacteria – De Nitrifying Bacteria: đây là 2 nhóm vi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong chu trình Nito, tham gia vào quá trình Nitrat hoá và khử Nitrat hoá, chuyển hoá khí độc NH3 thành dạng NO3, N2 không độc.
Nhóm còn lại: Thiobacillus sp., Rhodopseudomonas sp. ... tuỳ vào đặt tính của mỗi loại sẽ có tác dụng nhất định trong ao, giúp chuyển hoá H2S, chuyển hoá phèn,… vì thế nên bổ sung đa dạng vi sinh vào môi trường ao nuôi.
Sản phẩm hổ trợ:
SM BIOSOL: Men vi sinh đông khô
Ưu điểm:
Chứa 8 loại nấm men và lợi khuẩn, kiểm soát chất lượng cả nước, đáy và nước và khí độc.
Vi khuẩn được sản xuát bằng công nghệ ngủ đông, ở pha sinh trưởnng mạnh nhất, do đó khi đưa vào sử dụng vi khuẩn sẽ thích nhanh và hoạt động tối ưu nhất.
Thành phần:
Bacillus Licheniformis
Lactobacillus Acidophilus
Sacharomyses Cerevisiae
Bacillus Subtilis
Lactobacillus Plantarrum
Nitrifying Bacteria
Paracocus Denitrifican
Công dụng:
Xử lý nhanh chất hữu cơ lơ lững, làm sạch môi trường nước, cắt tảo xanh, ổn định pH gây màu nước ao nuôi.
Làm sạch đáy ao, khử mùi hôi thối.
Loại bỏ khí độc NO2, NH3.
Tăng cường khả năng tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, năng chặn và ức chế các vi sinh gây bệnh trong đường ruột.
dưỡng của vi khuẩn Vibrio và Photobactereum gây bệnh. Thúc đẩy sự phát triển cảu các loại tảo có lợi và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong nước.
Hướng dẫn ủ men trước khi tạt:
Tính theo liều ủ 100gram vi sinh
Chuẩn bị:
01 thùng/can nhựa vệ sinh sạch sẽ.
10 lít nước sạch (nước máy đã để bay hơi Clo hoặc nước giếng khoan đã lọc sạch phèn).
200gram đường cát nâu hoặc 1kg rỉ mật đường
200gram cám gạo hoặc thức ăn tôm số 0 hoặc 1
1 muỗng khoáng hữu cơ SM-Promix (nếu có).
100gram vi sinh SM-Biosol
Thực hiện:
Đổ nước sạch vào thùng.
Hòa tan 200gram đường cát nâu hoặc 1kg rỉ mật đường vào thùng khuấy đều.
Cho 100gram vi sinh SM-Biosol vào thùng khuấy đều.
Cho 200gram cám gạo/thức ăn vào thùng.
Ủ kín (yếm khí ) trong thời gian 24 giờ (Lưu ý: trường hợp xử lý khí độc NO2, NH3 bắt buộc phải ủ sục khí).
Sử dụng theo mục đích:
Nâng tảo, làm sạch nước, giảm khí độc: tạt vào buổi sáng và khi trời nắng (khoảng 9 giờ).
Giảm tảo: tạt vào buổi đêm (khoảng 20-22 giờ). Nếu tảo quá dày, dùng gấp đôi liều lượng vi sinh, sử dụng liên tục (2-4 nhịp) đến khi màu nước đẹp thì sử dụng theo liều định kỳ.
Xử lý nhớt bạt:
Công thức ủ: 2kg vi sinh SM-Biosol + 10kg đường cát nâu + 800 lít nước sạch
Ủ sục khí 24 giờ (chú ý căn thời gian, không nên ủ quá 24h)
Sử dụng cho 1.000m3 nước ao.
Thời gian tạt: 22 giờ đêm.
Lưu ý để sử dụng hiệu quả men vi sinh:
Thực hiện nhân sinh khối (ủ men) trước khi tạt xuống ao.
Kiểm tra hoặc xử lý cho PH trong ao nuôi về mức 7,5-8,0 trước khi sử dụng là tốt nhất.
Không sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, Thuốc tím, Chlorine, I-ốt, Kháng sinh,...
Sau khi tạt xuống nước mở quạt đảo liên tục để tạo oxy và dòng nước giúp vi khuẩn phân bố đều trong ao nuôi.
Sau khi sử dụng sản phẩm, nếu không hết cần buộc kín miệng bao hoặc bảo quản trong hộp kín để tránh giảm chất lượng sản phẩm.
Mọi yêu cầu về thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Biolife
Địa chỉ: 36/23 Đường Thạnh Xuân 24, phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. HCM
Điện thoại: 0866993699
Email: congtybiolife@gmail.com; info@biolifeco.vn
Website: biolifeco.vn
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.