Ký sinh trùng được chia thành ngoại ký sinh trùng và nội ký sinh trùng. Mỗi loại sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến vật chủ, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về nội ký sinh trùng trên tôm, tác hại cũng như cách xử lý ký sinh trùng bằng thảo dược.
Ký sinh trùng trên tôm là gì?
Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác. Chúng sống phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại phát triển và sinh sôi. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, nhưng nó có thể là nguồn lây lan bệnh tật, và một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ.
Các loại ký sinh trùng nào thường được phát hiện trên tôm? Hình thức lây nhiễm.
Trùng hai tế bào Gregarine:
- Cơ quan đích: Ruột
- Biểu hiện: biến dạng đường ruột, ruột lò xo, ziczac.
- Ảnh hưởng: thường chậm lớn, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra bệnh đường ruột trên tôm.
- Nguồn lây nhiễm: lây qua môi trường sống, vật chủ trong gian động vật hai mảnh vỏ…
- Gregarine với xuất hiện với số lượng ít sẽ không gây nguy hiểm đến tôm, tuy nhiên với số lượng nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP): NẤM KÝ SINH NỘI BÀO.
- Cơ quan đích: Tế bào biểu mô gan tuỵ.
- Biểu hiện: Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn sẽ dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.
- Ảnh hưởng: EHP sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan, tụy, khiến tôm chậm lớn và phân cỡ. Suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ bội nhiễm các bệnh khác.
- Nguồn lây nhiễm: Nhiễm chéo lây qua môi trường sống, qua thức ăn tự nhiên, nguồn giống…
Phòng ngừa ký sinh trùng trên tôm:
Phần lớn các bệnh ở tôm đều chưa có phương pháp điều trị triệt để, do vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn các mầm bệnh gây hại cho tôm, nhất là bệnh do nhiễm ký sinh trùng, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh:
- Chọn con giống chất lượng cao từ các nhà cung cấp uy tín. Đảm bảo tôm đã được xét nghiệm và sạch bệnh, không nhiễm các loại ký sinh trùng
- Cải tạo ao đúng kỹ thuật trước khi thả nuôi. Nếu nuôi tôm ao bạt cần chà rửa sạch sẽ, diệt khuẩn đáy và phơi ao. Đối với ao nuôi tôm đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn.
- Quản lý tốt chất lượng nguồn nước nuôi tôm, duy trì các chỉ tiêu nguồn nước như độ pH, độ kiềm, nồng độ DO,… ở mức tối ưu, đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tôm
- Thường xuyên xi phông đáy ao để loại bỏ các chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và tạo ra khí độc khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh.
SM PHYTO – THẢO DƯỢC XỔ KÝ SINH TRÙNG:
SM PHYTO sản phẩm chuyên dùng để xổ ký sinh trùng trên tôm cá, được nhập khấu từ công ty Soma, tại Hàn Quốc và được công ty TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BIOLIFE độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Ưu điểm:
- Sản phẩm là thảo dược, sử dụng an toàn với tôm cá, không gây tác dụng phụ.
- Việc sử dụng quá liều không gây ảnh hưởng tới đường ruột, ngược lại, thành phần thảo dược còn hổ trợ giải độc kháng khuẩn, trị bệnh cho đường ruột.
- Thời gian phát huy tác dụng nhanh, duy trì thời gian lâu dài.
Thành phần:
- Chiết xuất thảo dược: Cau – Sử quân tử - Sơn tra – Thông đỏ - Hoắc hương núi
- Organic Selenium
Công dụng:
- Phòng ngừa và điều trị hiệu quả nội ngoại ký sinh trùng trên tôm.
- Phòng và điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trên mang và da cá như trùng mỏ neo, rận cá, san lá, vàng gan,…
- Phòng và điều trị hiệu quả ký sinh trùng trong đường ruột cá và ếch, làm trong túi mật, trị tuột túi mật.
- Cơ chế hoạt động: dược chất ngấm theo đường máu, khiến nội ký sinh
trùng bị đào thải, ngoại ký sinh trùng không báo vào.
Mọi yêu cầu về thắc mắc về thông tin trên vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Biolife
Địa chỉ: 36/23 Đường Thạnh Xuân 24, phường Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. HCM
Điện thoại: 0866993699
Email: congtybiolife@gmail.com; info@biolifeco.vn
Website: biolifeco.vn
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.