Vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người
Một người trưởng thành và lao động, làm việc bình thường cần khoảng 35 – 60mg vitamin C mỗi ngày. Nếu làm việc trong môi trường căng thẳng, nhu cầu vitamin C là 150 – 180mg mỗi ngày. Những người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hút thuốc lá, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, ung thư, đái tháo đường… cần nhiều vitamin C hơn những người có sức khỏe bình thường.
Vitamin C có vai trò chống oxy hóa, chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu. Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và thải chúng ra khỏi cơ thể.
Vitamin C có vai trò tạo collagen, là thành phần protein chính của mô liên kết, xương, răng, sụn, da và mô sẹo. Collagen chiếm 1/4 protein trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin C sẹo sẽ khó lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương và răng.
Vitamin C có vai trò phòng chống bệnh tim mạch, giúp thành mạch máu vững chắc, giúp chuyển cholesterol thành acid mật, giảm cholesterol có hại trong máu. Hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông, giảm thuyên tắc mạch, bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh bệnh tim mạch, đột quỵ.
Vitamin C có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sản xuất interferon, các tế bào miễn dịch, tế bào T và bạch cầu, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt nguồn gốc thực vật và canxi.
Vitamin C có vai trò thải độc nhiều loại thuốc trong cơ thể, giảm độc tính của thuốc, chuyển độc tố thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu. Thải độc nhiều hóa chất gây ung thư. Có khả năng kết hợp với các kim loại nặng và làm chúng giảm độc tính.
Các biểu hiện khi thiếu vitamin C:
Chảy máu nướu khi đánh răng, chấm xuất huyết trên da, dễ bị vết bầm trên da.
Dễ bị bệnh nhiễm trùng, cảm cúm và viêm hô hấp.
Người yếu ớt, thiếu năng lượng để hoạt động, tiêu hóa kém, lâu lành vết thương, vết mổ, răng xiêu vẹo, dễ gãy, rụng, phù.
Ai cần hạn chế dùng vitamin C:
Vitamin C thừa được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên vitamin C chuyển hóa thành acid oxalic sẽ gây ra sỏi oxalat. Do đó, người bị sỏi thận, suy thật không nên dùng nhiều Vitamin C.
Nếu dùng vitamin C liều cao liên tục sẽ làm loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận và gây bệnh gút.
Lưu ý khi dùng và chế biến thực phẩm để đảm bảo giữ được vitamin C:
Vitamin C có nhiều trong rau, quả.
Trong thực phẩm lá có nhiều vitamin hơn thân, nhưng dễ bị phân hủy khi chế biến.
Trái chín cây nhiều vitamin C hơn trái còn xanh.
Thực phẩm bảo quản lạnh và chế biến ấm sẽ giữ được vitamin C.
Thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao sẽ bị mất vitamin C.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung vitamin C trong ngày là ngay sau bữa ăn và chia làm nhiều lần, không uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
Việt Linh © biên soạn.
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.