• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trang web nuôi tôm

Ở Việt Nam, Internet còn quá xa lạ với nhà nông. Thế nhưng, đã hơn hai năm nay, trang mạng www.vietlinh.com.vn trở thành người bạn tin cậy và thân thiết của những người nuôi tôm Việt Nam

Hai năm trước đây, anh Võ Văn Trạc bỗng nảy ra ý định nuôi tôm. Từ những bài báo ít ỏi viết về nghề nuôi tôm trên thế giới mà anh có trong tay, anh hiểu đây là một nghề rất có triển vọng. Nhưng việc nuôi tôm cụ thể như thế nào đối với anh quả là một câu hỏi lớn.

www.vietlinh.com.vn.- Người kỹ sư hóa học 41 tuổi này bắt đầu đến các hiệu sách, thư viện, gặp những người trực tiếp nuôi tôm hoặc ít nhiều có kiến thức về con tôm. Kết quả thu được từ “chiến dịch thu thập tài liệu” đó nghèo nàn đến nỗi anh phải chép miệng: “Thôi, tự mày mò tìm hiểu lấy vậy”. Nhưng nhìn những nông dân dãi nắng dầm mưa bên ruộng tôm, anh bỗng chạnh lòng: “Mình là chuyên gia kỹ thuật mà còn kiếm không nổi tài liệu hướng dẫn nuôi tôm thì những nông dân kia làm sao kiếm nổi”. Hay là... Ý tưởng về một trang mạng dành riêng cho những người nuôi tôm lóe lên trong đầu anh như một tia sáng từ nơi xa thẳm. Và trang mạng www.vietlinh.com.vn ra đời.

Bây giờ, hai năm sau, tâm sự với tôi, anh bùi ngùi nhớ lại: “Hồi đó mình muốn mở một trang mạng làm nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi giữa những người nuôi tôm. Ý tưởng thì có rồi, nhưng bắt tay vào làm như thế nào? Những người làm nghề nông còn rất xa lạ với Internet. Phải thiết kế trang mạng làm sao để hấp dẫn được người nuôi tôm, thuyết phục họ truy cập. Đồng thời, phải làm sao thu hút được cả những người nuôi tôm ở nước ngoài tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với chúng ta, qua đó để người nuôi tôm Việt Nam tiếp cận với bạn hàng trên khắp thế giới”.

Mở một trang mạng không khó. Nhưng nuôi cho nó trở nên hấp dẫn thì quả là một công việc hết sức khó khăn. Người nông dân không cần những kiến thức lý thuyết cao siêu. Họ cần những kinh nghiệm cụ thể. Chuẩn bị ruộng tôm như thế nào? Cho tôm ăn ra sao? Phòng chữa bệnh cho tôm như thế nào? Bán tôm thành phẩm ở đâu? Cho ai? Muốn thu hút được người nuôi tôm, trang mạng này - anh Trạc nghĩ - phải giải đáp được những câu hỏi như vậy. Anh bắt tay vào trực tiếp nuôi tôm với suy nghĩ: “Chỉ có những kinh nghiệm cụ thể trên ruộng tôm mới nuôi sống được trang mạng. Thêm nữa, cũng cần có tiền lấy ngắn nuôi dài để lo chi phí cho trang mạng”.

Thấy đất Cần Giờ có nhiều thuận tiện cho việc nuôi tôm, anh Trạc bỏ tiền ra mua đất mở ba trang trại: một trang trại nuôi theo lối quảng canh (3 ha), một trang trại nuôi theo lối công nghiệp (2 ha) và một trang trại nuôi trên “vùng đất dữ”, tôm lắm bệnh, dễ chết (1 ha). “Thực ra thì một mình tôi không đủ sức lo nổi - anh nói - Nhưng gia đình nội ngoại đã hỗ trợ rất nhiều”. Mua đất xong, còn đang quy hoạch các ruộng tôm thì anh phải một phen giật mình. Một vị quản lý khoa học có tên tuổi tuyên bố trong hội nghị khoa học một câu “xanh rờn”: Đất Cần Giờ không nuôi được tôm. “Tôi choáng váng lắm - Giọng anh chân thành - Nhưng sự thật chính mắt tôi đã thấy những người Cần Giờ nuôi tôm. Người ta nuôi được, tôi cũng sẽ nuôi được. Tôi sẵn sàng chấp nhận thách thức đó”.

Từ ruộng tôm đến trang web.

Bắt tay vào nuôi tôm, anh Trạc mới hiểu hết những khó khăn, nhọc nhằn của người nông dân. “Con tôm cũng như con người anh ạ. Nó cần được thương yêu, chăm sóc. Kiến thức về nuôi tôm cũng phải không ngừng phát triển, giống như kiến thức về con người vậy. Trước đây, nào có ai biết bệnh AIDS là gì đâu, nhưng giờ đây nó lại là căn bệnh thế kỷ. Với con tôm cũng thế. Có những bệnh cũ mất đi, những bệnh mới xuất hiện. Nếu không kịp thời nắm bắt, xử lý thì người nuôi tôm sẽ chỉ thu lời được một - hai vụ rồi hỏng hẳn. Ecuador là một ví dụ chua xót. Một người bạn Ecuador truy cập trang mạng của tôi nói rằng trước kia, nghề nuôi tôm ở nước này phát triển rất nhanh. Nhưng một căn bệnh lạ đã tàn phá gần như hoàn toàn những ruộng tôm rộng lớn ở xứ này. Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Người Ecuador thậm chí còn sợ nuôi tôm nữa”.

Trên cơ sở nghiên cứu so sánh giữa kiểu nuôi quảng canh và công nghiệp, anh Trạc nhận thấy kiểu nuôi công nghiệp có lợi thế hơn hẳn. Các ruộng tôm được bố trí điện ba pha, có điện thoại để tiện việc liên lạc thường xuyên, có máy tính quản lý số liệu và truy cập Internet. “Tôi muốn biến mỗi ruộng tôm của tôi thành một nhà máy. Tôi muốn nuôi tôm theo đúng quy trình công nghiệp. Phải kiểm soát tốt từ đầu vào, bao gồm thức ăn nuôi tôm và thuốc bệnh. Người nuôi tôm phải được học hành, đào tạo đúng tiêu chuẩn. Quá trình nuôi tôm phải đảm bảo thay nước, cho ăn, lấy mẫu nước và tôm đúng lịch trình đã định”, giọng Trạc tự tin.

Giới nuôi tôm Việt Nam đánh giá Trạc là một trong những người nuôi tôm khá thành công. Nhưng bản thân anh không nghĩ như vậy: “Tôi công nhận rằng việc nuôi tôm của tôi có mang lại lợi nhuận, nhưng nó mới chỉ là thử nghiệm ban đầu, thời gian kéo dài chưa lâu, chưa thể coi là thành công được. Điều tâm đắc nhất là tôi đã đưa được những kinh nghiệm nuôi tôm ít ỏi đó lên trang mạng của tôi và thử nghiệm những kinh nghiệm của những khách tham quan trang mạng vào thực tế ruộng tôm của mình. Tôi rất yêu thích nghề này, nhưng không bao giờ quên rằng nó chỉ là “phòng thí nghiệm” phục vụ cho trang mạng của tôi. Trong tương lai, đó sẽ phải vừa là nơi trao đổi kinh nghiệm, vừa là nơi quảng bá sản phẩm tôm thành phẩm, vừa là một cái gì đó tương tự như sàn giao dịch chứng khoán chuyên về tôm. Trước mắt, qua trang mạng này, nhiều người nuôi tôm đã tìm gặp chúng tôi bàn chuyện hợp tác làm ăn. Nhiều nơi nhờ chúng tôi khảo sát, tư vấn mở ruộng nuôi tôm”. Cách đây không lâu, anh Trạc vừa có một chuyến công tác ra miền Trung khảo sát khả năng nuôi tôm trên ruộng cát. Đó là một hướng phát triển rất hay từ trang mạng. Anh cũng vừa bổ nhiệm anh Hùng, từng là một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương, làm giám đốc tiếp thị để chuẩn bị cho những bước thâm nhập thị trường quốc tế.

Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến anh mà không nói đến...

Khánh Linh (Người lao Động,19/10/2002)
http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/85255.asp

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Tin Việt Linh

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh

Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]

TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn  vietlinh.vn
Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang
DMCA.com Protection Status
DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang