• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trẻ hoá Nông dân internet

Những đồng nghiệp của tôi đang đi công tác tập huấn nông dân tuyến xã. Tưởng chừng như phải đối phó với những nông dân nòi nhiều kinh nghiệm sản xuất, khó tính và trầm lặng.... Vào lớp ngày đầu tiên chúng tôi rất ngạc nhiên khi có một số trẻ em đi theo cha mẹ để giúp họ “chinh phục” được những cái máy tính lạ lùng ấy.

Theo dõi lớp học, tôi thấy một nông dân “đứng tuổi” đang cấm cúi loay hoay chân tay với bộ máy vi tính mới, thầy giảng và hướng dẫn thao tác lập lại đôi ba lần, con trai của anh thì hiểu nhưng mà anh vẫn chưa thấu. Nhu cầu học tin học ở nông thôn đã làm cho tôi suy nghĩ làm cách nào để internet đến được mọi nhà, mọi người và mọi giới... Người trẻ học nhanh và nắm bắt được liền; còn người lớn tuổi tiếp thu chậm, rồi có khi vừa học lại vừa bận công việc đồng ruộng (như đến ngày sạ lúa, thả cá nuôi), phải xin phép thầy vắng mặt một, hai buổi (cho dù thời gian học chỉ có 05 ngày). Chuyện tập huấn sử dụng Internet cho nông, ngư dân tại An Giang một lần nữa lại có nhiều điều đáng nhớ lắm!!!. Đưa Internet về tới những vùng nông thôn sâu, thiếu thông tin là chuyện không kém phần gian nan, vất vả.

Người dân ở nông thôn sẽ tìm được lợi ích gì từ internet? Có nhiều nông dân nói: "Internet có làm ra tiền không?", "Học rồi không sử dụng thì phí quá?", "Mê rồi không tiền mua máy" hoặc là " Còn tiền điện, điện thoại đóng hàng tháng nữa."… Nhiều nông dân khác, qua thực tiễn tiếp cận với thông tin trên internet đã có câu trả lời: Họ sử dụng và mang những thông tin tìm được giúp ích rất nhiều cho bà con trong ấp, xã. Một số nông dân đã tự trang bị máy tính tại nhà, dạy cho con em của mình, sử dụng các dịch vụ internet để nêu thắc mắc cần giải đáp, liên hệ với các nhà khoa học và nông dân giỏi ở nơi khác để tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm.. Nhiều nông dân đã tìm hiểu thông tin về buôn bán trên mạng; thông tin giá cả thị trường nông sản; thông tin về kết quả thi đại học của con em mình... Nhiều địa chỉ trang web tiếng Việt đã trở nên quen thuộc với nông dân như: Trang Web tỉnh An Giang, Trang Web Sở Nông nghiệp An Giang, www.VietLinh.com.vn, Trang Nhà nông hỏi Nhà khoa học trả lời… Nông dân còn tham gia viết bài đăng trên trang web của Câu lạc Bộ nông dân An Giang như các anh Phạm Huy Định (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên), anh Huỳnh Tấn Mận, Chủ nhiệm CLB nông dân xã Bình Phú.... Tờ Thời Báo Kinh tế có bài phỏng vấn đ/c Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, người có tâm huyết với chương trình đưa internet về nông thôn đã nói: "Vô internet mới có chuyện nói như nông dân Núi Voi: “Mấy cha nuôi dê thì không vô internet, còn vô internet thì không nuôi dê". Người nào vô internet thì biết thị trường thế nào nên đâu cần chạy vạy để mua dê Mỹ về nuôi. Còn người không biết cứ nuôi ào ào, ế hết trơn. Qua vụ đó rồi mấy ổng mê internet lắm. Bây giờ có chừng 6-7 triệu đồng là có một cái máy nối mạng. An Giang có 100 xã, tốn 700 triệu đồng là nông dân có điều kiện nắm bắt biến động thị trường thì đâu có mắc."

Chúng ta thấy được sự tăng trưởng của sản xuất trong vài năm gần đây ở tỉnh, sự đầu tư của nhà nước đã giúp được người dân tại nông thôn An Giang, làm cho cộng đồng thấy được cái lợi từ việc nắm bắt được thông tin - cũng gần nghĩa như nắm bắt được "cơ hội làm giàu" của họ trong hiện tại và tương lai; nhìn được cái hay, cái tiến bộ của thế giới qua mạng ấy là niềm tin của lãnh đạo tỉnh mong muốn sự thành công từ những thế hệ của người nông dân tỉnh An Giang.

Hà Thị Bích Mai - Clbnongdan.Angiang, 8/2006

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Tin Việt Linh

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh

Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]

TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn  vietlinh.vn
Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang
DMCA.com Protection Status
DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang