Câu hỏi:
Toi la mot nong dan moi buoc vao nghe chan nuoi heo, kinh nghiem
chua co. Moi khi heo benh thuong mua thuoc ve tu chich, moi dau het benh nhung
nhung ngay sau lai nhiem benh tro lai. Co nguoi bao rang nen phoi hop tu hai loai
khang sinh thi kha nang tri benh se cao hon khi dung mot loai, co phai vay khong?
Neu dung vay xin bac si chi giup toi cach phoi hop va khang sinh nao phoi hop
duoc voi khang sinh nao, de khi dieu tri khong xay ra su co do phoi hop sai ! Xin
chan thanh cam on.
(letridat@ – 28/8/2007)
BSTY Nguyễn Minh Điệp trả lời:
Mến gửi anh Lê Trí Đạt !
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cty GreenFeed. Vấn đề “phối hợp kháng sinh” không những là thắc mắc của những nhà chăn nuôi mới vào nghề mà còn là niềm băn khoăn của nhiều nhà chăn nuôi “lão làng”.
Việc phối hợp kháng sinh như “có người đã bảo” anh nhằm 3 mục đích: (1) tăng khả năng diệt khuẩn, (2) điều trị trường hợp nhiễm nhiều loại vi khuẩn, (3) giảm khả năng xuất hiện chủng vi khuẩn đề kháng
Lý thuyết về phối hợp kháng sinh được trình bày tóm tắt trong tập tin gửi kèm. (Mời anh mở tập tin gửi kèm !)
Tuy nhiên, kháng sinh có nhiều nhóm, nhiều loại nên việc nhớ để phối hợp đúng là điều không dễ dàng (kể cả bác sĩ y khoa). Thực tế trong công tác điều trị, người ta “gom” kháng sinh làm 2 nhóm lớn:
Nhóm A:
Beta-lactam: Penicillin, Ampicillin, Amoxcillin, Cephalosporin, Cephalexin, Cephalothin, Cephalor…
Aminosid: Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin, Apramycin, Spectinomycin...
Nhóm B:
Phenicol: Chloramphenicol (đã cấm sử dụng), Thiamphenicol, Florphenicol
Cyclin: Tetracyclin, Oxytetracyclin (OTC), Chlortetracyclin (CTC), Doxycycline
Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Oleandomycin, Tylosin, Tiamulin
Nguyên tắc:
A+A (phối hợp 2 kháng sinh cùng trong nhóm A): tác dụng hiệp đồng (tăng tác dụng); Ví dụ điển hình: Peni + Strep
B+B (phối hợp 2 kháng sinh cùng trong nhóm B): không hiệp đồng, không đối kháng, chỉ tác dụng đơn thuần (“việc ai nấy làm”)
A+B (phối hợp 1 kháng sinh nhóm A & 1 kháng sinh nhóm B): tác dụng đối kháng (mất tác dụng)
Dung môi hòa tan, tá dược… là những yếu tố không kém phần quan trọng nên khuyến cáo đối với người chưa có kinh nghiệm là nên sử dụng kháng sinh, sulfamid đã được các nhà sản xuất phối hợp sẵn. Ví dụ: Shotapen LA – Virbac (Peni + Strep), Codexin – Bio (Ampi + Colistin), Septryl 240 – Minh Dũng (Sulfamethoxypyridazin + Trimethoprim), Genta-Tylo, Linco-Spec, Amox-Genta, Ampi-Kana, Tylo-Spec, DOC (OTC + Colistin + Dexa), Sone (CTC + Thiam + Dexa)…
Hiệu quả điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn phụ thuộc: phát hiện bệnh kịp thời (sớm); chẩn đoán chính xác (đúng bệnh); sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc (lựa chọn kháng sinh phù hợp mầm bệnh, dùng đúng liều lượng & liệu trình); trợ sức, trợ lực, chăm sóc tốt.
Cty GreenFeed đã biên soạn tài liệu “Sulfamid & kháng sinh” với các đề mục được trình bày chi tiết (lịch sử, khái niệm, đặc điểm, phân loại, công thức cấu tạo, cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn, kháng sinh đồ, sự thải trừ, sự đề kháng, chỉ định điều trị, độ độc, phối hợp kháng sinh, chú ý sử dụng) kèm hình ảnh minh họa. Cty GreenFeed có nhân viên đại diện kỹ thuật - thương mại ở tất cả các vùng trên cả nước. Anh có thể liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.
Chúc anh sức khỏe dồi dào & gặt hái nhiều thành công trong chăn nuôi.
BSTY Nguyễn Minh Điệp
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.