Trong vụ đông xuân, thời tiết diễn biến phức tạp kết hợp với mưa phùn, gió bấc nhiệt độ xuống thấp: rét đậm, rét hại (dưới 12 độ C) kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn TW thì từ nay đến Tết âm lịch 2017 có 3-4 đợt rét, có nhiều ngày rét đậm, rét hại. Để bảo vệ sức khoẻ cho đàn vật nuôi và phòng các dịch bệnh khác có thể xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp phòng chống rét, tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi:
1. Sửa chữa, che chắn chuồng trại: Dùng các loại vải bạt, bao dứa, ny lông, vật liệu sẵn có... làm rèm che kín, tránh mưa hắt gió lùa.
2. Không chăn thả gia súc ở ngoài trời khi nhiệt độ dưới 120C, nuôi nhốt ở trong chuồng trại và cho gia súc, gia cầm ăn uống đủ số lượng, bảo đảm chất lượng.
3. Làm áo ấm mặc cho trâu bò bằng các vật liệu như: Bao tải, chăn bông, vải cũ, ny lông...
4. Đốt sưởi cho gia súc gia cầm khi trời lạnh bằng các nhiên liệu như: Trấu, củi, than, gas... Trong quá trình đốt sưởi phải chú ý phòng hoả hoạn và thoát khí độc (CO2, CO...). Dùng chụp sưởi bằng bóng điện hoặc đèn tử ngoại úm gà, lợn con.
5. Chuồng trại phải giữ sạch sẽ khô ráo: Dùng cỏ khô hoặc rơm rạ, trấu... làm chất độn chuồng, độ dầy khoảng 10 -15 cm. Hoặc có thể cải tạo chuồng trại, chuẩn bị thu gom nguyên vật liệu (trấu, mùn cưa, chế phẩm men vi sinh BALASA - N01...); bắt đầu từ tháng 8 hàng năm, tiến hành làm đệm lót trong chăn nuôi lợn, gia cầm... (có quy trình hướng dẫn riêng); vì chăn nuôi bằng đệm lót sinh học rất phù hợp trong vụ đông xuân, làm giảm thiểu mùi hôi thối, rút ngắn thời gian nuôi thịt, hạn chế bệnh tật… giảm công dọn chuồng, giảm chi phí và tăng thu nhập.
6. Tăng cường dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm: Đối với trâu bò ngoài khẩu phần ăn thô xanh (20 - 30 Kg cỏ hoặc rơm, thức ăn thô xanh), bổ sung thêm thức ăn tinh như cám, ngô, gạo khoảng 1 - 1,5 kg/con/ngày. Bổ sung thêm 30 - 40g muối vào trong nước cho gia súc uống. Chú ý phải cho gia súc gia cầm uống nước ấm (37 - 400c) để tránh mất nhiệt lượng cho cơ thể.
Đối với lợn và gia cầm thương phẩm ăn theo khẩu phần tự do; đối với lợn, gia cầm sinh sản tăng khẩu phần từ 15 đến 20%.
7. Dự trữ - Chế biến - Sử dụng rơm ủ urê cho trâu bò, chế biến theo công thức: Hoà tan 4kg Urê + 0,5 kg muối + 0,5 kg vôi (Ca(OH)2) trong 70- 80 lít nước phun đều cho 100 kg rơm, sau đó cho vào bao ny lông có đường kính từ 1 - 1,5 m, buộc kín hoặc để ở góc chuồng, tường phủ kín bằng bao nilông, sau 7 đến 10 ngày cho trâu bò ăn khoảng 5 - 8 kg/con/ngày chia làm 2 - 3 bữa. Đây là biện pháp làm tăng tỷ lệ tiêu hoá rơm và bổ sung Protein, các chất dinh dưỡng khác và là giải pháp có hiệu quả bổ sung thức ăn trong vụ đông xuân.
8. Ngoài các biện pháp trên cần phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacccin phòng bệnh. Khi gia súc gia cầm có biểu hiện ốm, chết phải báo cáo cán bộ thú y để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyễn Mạnh Định (TTKN Bắc Ninh) - Báo Bắc Ninh, 20/12/2016
Nhấn vào đây để xem các thông tin về chăn nuôi mùa lạnh
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.