• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm sau lũ

Chăm sóc gia súc, gia cầm sau lũ

Những ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt ở nhiều nơi không chỉ làm thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.

Sau lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm khan hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Hơn nữa, sau lũ, nông dân lo dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, kinh tế lại khó khăn nên đã giảm đi sự chăm sóc đến đàn gia súc, gia cầm. Môi trường sau lũ bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy, đây là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau lũ, các Trạm Thú y huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời dập tắt bệnh, không để cho dịch lây lan trên diện rộng. Các cán bộ thú y cũng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân thực hiện những công việc cần thiết để chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như chống đói, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống...

Sau lũ, phần lớn nguồn thức ăn thô xanh đều khan hiếm vì thế để cho trâu, bò đủ chất dinh dưỡng thì có thể tăng thêm vào lượng thức ăn các loại khoáng chất, tăng lượng thức ăn tinh bột để gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức cho trâu, bò, lợn.

Những nơi quá khan hiếm thức ăn thô xanh thì cho trâu bò ăn thêm bánh liếm (loại bánh làm phục vụ chăn nuôi). Nông dân cũng cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường.

Hạn chế không cho trâu bò uống nước ở những ao bị bùn. Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm lớn thì trong thời kỳ khan khiếm về thức ăn này cần xuất bán vừa có kinh phí khắc phục lũ lụt, ổn định cuộc sống, vừa hạn chế khả năng rủi ro do dịch bệnh có thể xảy ra. Đến khi tình hình sản xuất ổn định trở lại thì có thể gây dựng đàn mới.

Về chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau lũ cần vệ sinh sạch sẽ, che chắn kín gió, tôn nền khô ráo hơn, tăng chất độn chuồng, tránh để cho gia súc, gia cầm nằm nơi ẩm ướt. Nông dân cần chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột cho gia súc sau lũ, đối với trâu, bò cần đề phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ do trâu bò ăn phải thức ăn ngấm bùn...

Chi cục Thú y cũng đã chuẩn bị sẵn sàng một số loại thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường tiêu hóa để dự phòng điều trị kịp thời cho đàn gia súc bị bệnh sau lũ. Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường sau mưa lũ với phương châm nước rút đến đâu tiêu độc đến đó, trước hết là tập trung ở những nơi ô nhiễm cao.

Đồng thời, Chi cục cũng tiến hành rà soát lại kết quả tiêm phòng định kỳ, những nơi tiêm chưa đạt yêu cầu thì tổ chức tiêm phòng bổ sung, nhất là đối với vắc xin lở mồm long móng đã giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng 80% trở lên.

Sau lũ, nông dân cần tăng cường chăm sóc cho đàn gia súc hơn những ngày bình thường để tránh thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định sản xuất trước mắt cũng như những vụ mùa sắp tới.

VÕ THÁI HÒA - Báo Quảng Trị, 10/10/2010

 

Chăm sóc gia súc, gia cầm sau lũ

Bão số 9 đã gây ngập lụt sâu trên diện rộng trong toàn tỉnh Quảng Trị không chỉ gây thiệt hại lớn về người và tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp trong những tháng tiếp theo, đặc biệt là trong chăn nuôi.

Sau lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm kham hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Hơn nữa, sau lũ, nông dân lo dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, kinh tế lại khó khăn nên đã giảm đi sự chăm sóc đến đàn gia súc, gia cầm. Môi trường sau lũ bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy, đây là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau lũ, các Trạm Thú y huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời dập tắt bệnh, không để cho dịch lây lan trên diện rộng.

Các cán bộ thú y cũng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân thực hiện những công việc cần thiết để chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như chống đói, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống... Hiện nay, phần lớn nguồn thức ăn thô xanh đều bị cạn kiệt, vì thế để cho trâu, bò đủ chất dinh dưỡng thì có thể tăng thêm vào lượng thức ăn các loại khoáng chất, tăng lượng thức ăn tinh bột để gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức cho trâu, bò, lợn.

Những nơi quá khan hiếm thức ăn thô xanh thì cho trâu bò ăn thêm bánh liếm (loại bánh làm phục vụ chăn nuôi). Nông dân cũng cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ còn không bị ngập có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường. Hạn chế không cho trâu bò uống nước ở những ao bị bùn.

Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm lớn thì trong thời kỳ khan hiếm về thức ăn này cần xuất bán vừa có kinh phí khắc phục lũ lụt, ổn định cuộc sống, vừa hạn chế khả năng rủi ro do dịch bệnh có thể xảy ra.

Đến khi tình hình sản xuất ổn định trở lại thì có thể gây dựng đàn mới. Về chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau lũ cần vệ sinh sạch sẽ, che chắn kín gió, tôn nền khô ráo hơn, tăng chất độn chuồng, tránh để cho gia súc, gia cầm nằm nơi ẩm ướt. Nông dân cần chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột cho gia súc sau lũ, đối với trâu, bò cần đề phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ do trâu bò ăn phải thức ăn ngấm bùn...

Chi cục Thú y cũng đã đề nghị Cục Thú y và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ một số cơ số thuốc như 100 liều vắc xin lở mồm long móng tam giá, 20.000 lít hóa chất tiêu độc. Một số loại thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường tiêu hóa Chi cục đã dự phòng sẵn sàng để kịp thời điều trị cho đàn gia súc bị bệnh sau lũ.

Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường sau mưa lũ với phương châm nước rút đến đâu tiêu độc đến đó, trước hết là tập trung ở những nơi ô nhiễm cao. Đồng thời, Chi cục cũng tiến hành rà soát lại kết quả tiêm phòng định kỳ, những nơi tiêm chưa đạt yêu cầu thì tổ chức tiêm phòng bổ sung, nhất là đối với vắc xin lở mồm long móng đã giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng 80% trở lên.

Sau lũ, nông dân cần tăng cường chăm sóc cho đàn gia súc hơn những ngày bình thường để tránh thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định sản xuất trước mắt cũng nhưng những vụ mùa sắp tới.

Trần Anh Minh - Báo Quảng Trị, 22/10/2009

 

Chủ động phục hồi chăn nuôi sau bão lũ

Trong thời gian vừa qua, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp: mưa, bão, lũ lụt xảy ra trên diện rộng đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất chăn nuôi. Để khắc phục thiệt hại, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế thực hiện ngay một số việc như sau:

1. Chỉ đạo thực hiện ngay

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường: nhà ở, khu chăn nuôi, chuồng trại…

- Sửa chữa, làm mới chuồng trại, cơ sở chăn nuôi.

- Chạy chữa, phục hồi những vật nuôi ốm, yếu sức sau lũ lụt trên cơ sở hỗ trợ thức ăn.

2. Thống kê, đánh giá, phân loại mức độ thiệt hại chi tiết theo huyện, xã

- Thiệt hại về số đầu con: trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm và các loại vật nuôi khác.

- Thiệt hại về cơ sở hạ tầng chăn nuôi: chuồng trại, trang trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, cơ sở dịch vụ chăn nuôi thú y.

- Thiệt hại về cơ sở thức ăn, liên quan thức ăn:

+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

+ Kho bảo quản, chế biến thức ăn chăn nuôi.

+ Nguồn thức ăn dự trữ (rơm, rạ, cỏ khô).

3. Kế hoạch hỗ trợ, cung cấp giống trâu, bò, gia cầm cho các cơ sở chăn nuôi

- Thực tế giống có thể đáp ứng, điều phối trong địa phương.

- Số lượng giống thiếu và khả năng cung cấp, nguồn cung cấp, thời hạn cung cấp.

- Điều phối hỗ trợ sức kéo trong địa phương.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển con giống vật nuôi.

4. Tạo và tìm nguồn thức ăn

- Đánh giá lại nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm còn lại để phục vụ trước mắt: cỏ, rơm khô, cây ngô, sắn…

- Triển khai trồng ngô dày, cỏ và các loại cây xanh có khả năng phục hồi nhanh nhất làm thức ăn cho vật nuôi.

5. Tiêm phòng các bệnh theo quy định, kiểm soát chặt chẽ vật nuôi đặc biệt những nơi trước đây có dịch.

6. Tổ chức các đoàn đi đến các huyện, xã, bản kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện và chỉ đạo các biện pháp triển khai cụ thể. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, báo cáo về Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT để xử lý và tìm các biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Thanh Thuý - TTKNQG - Khuyến nông VN, 27/10/2010

 Nhấn vào đây để xem các kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm mùa mưa, lũ

 

 

 

[* Xem các video khác]

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang