• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quư hiếm. Một trong những động vật hoang dă được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng.  

Giống và đặc điểm giống:  

Tên gọi: Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dă) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…  

Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đ̣n, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mơm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dă… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30-40 kg…       

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dă… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một ḿnh (trừ khi heo cái động dục).  

Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày t́m nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…  

Giá trị và thị trường: Thịt heo rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt heo nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và ḍn, thịt ḍn thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao…  

Thấy được giá trị của heo rừng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đ́nh ở các tỉnh như Đồng Nai, B́nh Dương, B́nh Phước… đă tổ chức thuần hoá heo rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng heo rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.  

Chọn giống và phối giống:  

Chọn giống:  

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, ḿnh nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (ḍng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại h́nh, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau.  

Ghép đôi giao phối:  

Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…     

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:  

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, v́ cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp.  

Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dơi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ́) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.  

Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo cái hay cho heo cái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đă có bầu.  

Chuồng trại:  

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại.  

Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy tŕ được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp.  

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dă đă đưa chúng vào t́nh trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.  

Ta có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (v́ heo rừng lai hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40 - 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2 . Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa…  

Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20-30m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40-50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2…  

Thức ăn và khẩu phần thức ăn:  

Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường t́m đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.  

Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bă đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0kg thức ăn các loại.  

Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/con/ngày.  

Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai v́ nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy...  

Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước không có ư nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ư nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của heo, nhất là khi thời tiết nắng nóng…  

Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…  
Chăm sóc nuôi dưỡng:  

Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.  

Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, bột ṣ, hỗn hợp đá liếm… cho heo ăn tự do có vậy th́ răng nanh mới bị cùn bớt.  

Heo đực giống: Quản lư và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh, 1-2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do...  

Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn…  

Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dơi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) th́ đẻ.  

Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn b́nh thường rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại… có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loăng, ít muối, ít rau xanh để đề pḥng sốt sữa… Heo mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng…  

Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi heo con được 1,5-2 tháng tuổi, đă ăn được thức ăn do con người cung cấp th́ cho mẹ ăn khẩu phần ăn b́nh thường. Không nên phối giống cho heo nái động dục trong thời kỳ nuôi con, v́ khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.  

Heo con:  

Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đă có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đă cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp th́ cai sữa, tách bầy làm giống…  

Heo sơ sinh có thể đạt 300-500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 20-25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt.  

Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.  

Công tác thú y:  

Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác...  

Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, śnh bụng, đầy hơi, khó tiêu… Cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… cũng có thể khỏi.  

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh… định ḱ tiêm pḥng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng (FMD), E.coli, dại… theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và qui định của cơ quan thú y.  

Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy tŕnh “ dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày”, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại b́nh thường, với liều pḥng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị…        


Ngô Ngọc Thuần - 1/3/2007, Vietnamgateway

 

Mô hình nuôi lợn rừng đạt giá trị kinh tế cao

Trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song (Đắk Nông) khoảng 2000 m2 nằm trên một ngọn đồi và có hệ thống tường xây bao bọc kiên cố xung quanh, ngoài ra còn có một tháp canh mà chúng tôi cứ ngỡ là ngọn hải đăng.

Ông cho biết một số kinh nghiệm của bản thân như sau:

- Xây dựng chuồng trại: Phải xây dựng chuồng trại kiên cố, có những ô chuồng tối để cho heo sinh sản, có bể bùn cho heo tắm và phải có khoảng không gian để cho heo đào xới. Tốt nhất phải xây dựng hệ thống hầm Biogas để xử lý chất thải.

- Khâu chọn giống: Phải mua heo rừng có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng, đặc biệt nên nuôi heo rừng Thái Lan không nên sử dụng giống heo rừng hoang dã Việt Nam vì nó rất khó thuần hóa, nguy cơ thất bại cao. Nếu sử dụng heo rừng hoang dã Việt Nam nên mua heo con có trọng lượng dưới 3 kg một con. Mặt khác khi chuyển heo giống từ các tỉnh khác về phải tạo điều kiện thuận lợi để heo thích nghi với điều kiện tự nhiên tránh hiện tượng sốc khí hậu thời tiết.

- Vệ sinh chuồng trại: Tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 1 tuần một lần.

- Khâu chăm sóc:

Đối với heo rừng: Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ… tránh hiện tượng heo mập. Trong quá trình nuôi nếu con nào có triệu chứng bỏ ăn phải tiến hành cách ly ngay và điều trị kịp thời kết hợp sử dụng các loại thức ăn tinh giàu dinh dưỡng để bồi dưỡng cho heo ốm mau phục hồi. Ngoài ra phải sử dụng nước uống sạch và hàng tuần phải thay bùn ở bể.

Đối với heo sinh sản: Khi sinh sản phải để cho heo sinh tự nhiên, sau khi sinh được 3 ngày tiêm sắt lần 1 và 10 ngày tiêm sắt lần 2 cho heo con.

Sau khi trao đổi những kinh nghiệm của bản thân, ông Đệ còn kết luận rằng: Muốn nuôi heo rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các đặc tính, đặc điểm của con heo rừng.

Lê Văn Bằng - Khuyến Nông VN, 22/12/2010

 

Nuôi heo rừng lai tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên

Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân nuôi thử nghiệm heo rừng. Trong số đó có mô hình nuôi thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

I. Kỹ thuật nuôi

1.Chuồng nuôi

Theo các hộ dân, để làm chuồng nuôi heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên quây xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây rừng hoặc tán cây vườn nhà. Cần làm nhà lán tránh mưa, một số ô chuồng nhỏ (tùy theo quy mô nuôi).

Theo ông Hoàng Tám, chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Khánh Hòa: tùy điều kiện đất đai, vốn liếng, quy mô và mục đích nuôi heo sinh sản hoặc cung cấp thịt, có thể bố trí và xây dựng chuồng trại khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo yếu tố rộng, thoáng.

2. Thức ăn

Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo. Ông Lê Dương (Suối Tân, Cam Lâm) và ông Phạm Minh Thông (Ninh Sơn, Ninh Hòa) cho biết: "mỗi ngày hai bữa, chúng tôi trộn cám gạo, bắp với rau lang, rau muống cho heo ăn tươi sống. Ngoài ra, bổ sung cỏ voi và chuối cây cho heo "lai rai" cây ngày".

3. Tập tính của heo rừng

Tại khánh hòa, qua thực tế nuôi 2 giống heo rừng lai có nguồn gốc Thái Lan thì các giống heo này phát triển tốt trong điều kiện nuôi đơn giản. Đàn heo sinh trưởng ổn định, chưa phát hiện dịch bệnh gì.

Heo rừng lai vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất. đầm nước khi mùa nắng nóng. Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã của heo rừng nhưng do đã được thuần hóa nên heo rừng lai thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc. Heo nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con ng­ời. Heo con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.

Ông Hoàng Tám, chủ tịch Hội làm vườn tỉnh, bắt đầu nuôi heo rừng lai từ tháng 7-2007 với 2 loại giống heo rừng có nguồn gốc Thái Lan (một giống có lông màu nâu bạc má và một giống có lông màu đen tuyền (moocpa)) đã được thuần hóa. Từ 23 con giống ban đấu, đến nay, sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, đàn heo của gia đình ông phát triển tốt. Trong số 16 con nái, chỉ có 1 con chưa đẻ. Phần lớn, số nái đẻ 2 lứa, thậm chí có con đã đẻ được 3 lứa. Đến lứa thứ 2, bình quân 7 con/nái. Số con nhiều nhất 1 lứa đạt được là 11. Cả 2 giống nuôi đều phát triển tốt nên có thời điểm tổng đàn heo rừng lai của gia đình ông lên đến 100 con.

II. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Hiện nay, nuôi heo rừng lai được đánh giá là một hướng đi có triển vọng. Vì đây là một nghề nuôi mới, lại đang còn ở thời kỳ đầu nên sinh lợi cao.

Theo ông Phan Văn Dậu (Vạn Phú, Vạn Ninh), gia đình ông đấu t­ư tổng cộng 50 triệu đồng. trong đó 26 triệu đồng cho 7 con heo giống, 24 triệu đồng cho chi phí chuồng trại ban đầu sau 2 năm, lúc cao điểm, đàn heo của ông phát triển đến 135 con, trong đó có 35 con là heo nái. Ông đã xuất bán 40 con giống, thu về 195 triệu đồng. Như vậy, trừ mọi chi phí, gia đình ông còn lãi đàn heo rừng lai 95 con, trị giá khoảng 700 triệu đồng.

Hiện nay, giá heo rừng lai giống bán phổ biến 300 ngàn đồng/kg. Heo giống 15 - 17kg có giá khoảng 5 triệu đồng, con giống 5 - 7kg có giá khoảng 3 triệu đồng.

Đang ở thời kỳ mở rộng chăn nuôi nên các hộ nuôi heo rừng lai mới chỉ dừng lại ở khâu bán giống, chưa bán thịt thương phẩm ra thị trường. Mặt khác, hiện cung chưa đủ cầu nên giá heo giống cao là tất nhiên. Vì vậy, việc nuôi heo rừng lai hiện nay thực sự mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

III. Định hướng phát triển

Ông Hoàng Tám cũng như những hộ dân chia sẻ: khó khăn lớn nhất hiện nay để phát triển rộng rãi mô hình nuôi heo rừng lai là vấn đề con giống. Giá khoảng 300 ngàn đồng/kg con giống là trở ngại lớn nhất của người nuôi. Ông Lê Dương cho biết: "hiện giá heo giống khá cao nên chúng tôi khó mua được số lượng nhiều'. Chính vì thế, tháng 4-2008, khi gia đinh ông bắt đầu nuôt heo rừng lai cũng chỉ có thể đầu tư 1 cặp giống. Với giá heo giống cao như vậy, những nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi heo rừng lai rất khó tiếp cận được đối tượng nuôi này.

Bên cạnh đó, vấn đề kỹ thuật cũng được ông Nguyễn Lâm Thao, chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa lưu ý. Người dân hiện nuôi heo rừng lai chủ yếu có nguồn gốc nước ngoài đã được thuần hóa. Nhưng đến nay, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu được công bố về heo rừng lai. Những thông tin về việc lai tạo giống, chỉ số thức ăn/kg trọng lượng, hệ số sinh sản... chỉ có trên những tài liệu sao chép ban đầu. Mặt khác, mặc dù nuôi heo rừng lai có nhiều ưu thế như: tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nhiều hơn, sức cải tạo đối với vật nuôi tốt, phẩm cấp thịt cao, chăm sóc nuôi dưỡng đơn giản... nhưng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất giống chứ chưa ra thịt thương phẩm nên chưa tính toán chính xác, khoa học hiệu quả kinh tế đối tượng nuôi này.

Bên cạnh đó, vấn đề thị trường tiêu thụ không chỉ là băn khoăn của các ông Lê Dương, Phạm Minh Thông. Theo ông Hoàng Tám, để phát triển nuôi heo rừng lai thành một nghề chăn nuôi hàng hóa ổn định, lâu dài, chính quyền địa ph­ơng và ngành chuyên môn cần quy hoạch theo từng vùng phù hợp. Cần có công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi heo rừng lai thương phẩm; đồng thời, hình thành được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để chủ động nguồn giống, Liên chi Hội khoa học học kỹ thuật (LHCHKHKT) và Hội làm vườn tỉnh đã định hướng lai tạo heo rừng lai với heo đen của đồng bào dân tộc thiểu số để tạo ra đối tượng nuôi cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao. "Sắp tới LHCHKHKT và Hội làm vườn tỉnh sẽ chọn một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ nuôi thí điểm mô hình này nhằm phát triển nghề nuôi heo rừng lai, góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là người dân miền núi"- ông Bùi Mau, chủ tịch LHCHKHKT tỉnh cho biết.

Viện Chăn nuôi, 29/12/2008

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật nuôi heo (lợn)

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang