PHẦN THỨ BA: HƯỚNG DẪN MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ VÀ CỤ THỂ VỀ PHƯƠNG PHÁP “PHONG CHÂM”
Trang 98: Năm 1954 các nhà nghiên cứu Đức W. Neumann va K.Habermann đã công bố một công trình đáng chú ý(40) trong đó các tác giả cho biết melittin (chất protein chiết từ nọc ong) gây hạ huyết áp, gây tan huyết (làm tan hồng cầu), làm co các cơ ngang, cơ vân và cơ trơn, phong tỏa các khớp thần kinh-cơ và hạch. Enzym hyaluronudaza cũng chiết tư nọc ong, theo tài liệu của tác giả trên, tăng cường tính thẩm thấu cho mao mạch.
Tình trạng thẩm thấu của mạch máu là một vấn đề hết sức quan trọng. Sự thẩm thấu giảm là hậu quả rối loạn chức năng của hệ thống mạch máu do tuổi già và cơ thể có bệnh tật. Kết quả là điều kiện chuyển hóa trung gian của các cơ quan và mô xấu đi. Hiện nay đã xác định được rằng tính thẩm thấu của chất cơ bản trong mô liên kết và mao mạch, chủ yếu do tình trạng hoạt động men của axit hyaluronic, có trong thành phần của chất cơ bản mô liên kết, quyết định. Những chế phẩm chứa hyaluronidaza (nọc ong, hyrudin, ronidaza, dịch chiết tinh hoàn, specmin, v.v..) dù với lượng rất nhỏ cũng làm tăng sự thẩm thấu của chất cơ bản trong mô liên kết và mao mạch.
Năm 1958 các nhà nghiên cứu người Pháp E.A.Gort và G. Dery, trong thí nghiệm trên chuột nhắt đã cho thấy, nọc ong có tác dụng đối kháng với độc tố& của tụ cầu khuẩn và độc tố uốn ván. Tác dụng đó được giải thích bởi sự có mặt của photpholipaza A trong nọc ong.
Rất nhiều tài liệu (điều tra, thư) do chúng tôi thu thập được cùng với nhiều năm theo dõi,đã làm cho chúng tôi tin rằng khi ong đốt hay tiêm apitoxin giúp cho việc tạo ra trong cơ thể người ta sự miễn dịch không những đối với nọc ong mà cả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn.
Sử dụng nọc ong đúng đắn thì nọc ong là một vị thuốc chữa và phòng bệnh có tác dụng không những đối với một cơ quan riêng biệt và không chỉ với một bệnh nhất định mà cả đối với toàn thân nữa. Nọc ong vào cơ thể sẽ huy động các lực lượng bảo vệ của cơ thể. Điều đó có thể giải thích đến một mức độ nào hiện tượng những người nuôi ong làm việc nhiều năm tại trại ong , có sức khỏe tốt và sống lâu. Trong người họ có tạo ra sự miễn dịch(không mắc bệnh)đối với nhiều bệnh.
Trang 100 (từ dòng thứ 9 đến hết): CHỮA CÁC BỆNH KHÁC NHAU BẰNG NỌC ONG
CHỮA THẤP KHỚP: Ngay từ năm 1897 thầy thuốc quân đội người Nga I.B.Liubarski trong bài báo mà chúng tôi đã nhắc đến “Nọc ong làm thuốc" đã chỉ ra rằng trên cơ sở quan sát trong nhiều năm của ông ta,nọc ong là một thứ thuốc quý đối với bệnh thấp khớp. Nhà lâm sàng học người Áo PhilippeTersch bị thấp khớp đã khỏi do BẤT NGỜ BỊ ONG ĐỐT (cũng dựa vào kinh nghiệm). Ông ta đã quan tâm tới ong và các tác dụng chữa bệnh của nọc ong, từ đó ông bắt đấu dùng phổ biến cách cho ong đốt để chữa thấp khớp và năm 1888 đã viết vế 173 bệnh nhân thấp khớp đã chữa khỏi bằng cách cho ong đốt. Năm 1912, thầy thuốc Viên Rudolph Tertsch đã xuất bản công trình nghiên cứu khoa học về việc chữa 660 bệnh nhân thấp khớp bằng nọc ong. Trong số 660 bệnh nhân nhờ kết quả điều trị như vậy đã thấy có 544 người khỏi hoàn toàn va 99 người có tiến bộ, chỉ có 17 người là không thấy bệnh thuyên giảm.Tác giả cho thấy, một số bệnh nhân của hai nhóm sau đã bị thấp khớp với tình trạng bỏ mặc không chữa, còn một số thì không điều trị đến nơi đến chốn.
Những nhận xét lâm sàng cho thấy, nọc ong là thuốc có hiệu lực để chữa bệnh thấp khớp thật,nghĩa là bệnh của Sokolski-Bouillaud. Những bệnh nhân này chịu đựng ong đốt dễ dàng
Đối với những bệnh viêm khớp nhiễm trùng nguồn gốc giang mai, lậu hay lao thì dùng nọc ong sẽ gây phản ứng mạnh tại chỗ và toàn thân .Do đó, một số nhà lâm sàng đã đề nghị không phải không có cơ sở, dùng cách cho ong đốt để chẩn đoán, để xác định bệnh thấp khớp thật.
Nhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.