PHẦN THỨ TƯ: MẤY LỜI NHẮN GỞI ĐẾN NGƯỜI DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH – QUÊ TÔI
Lợi thế là càng ngày quê ta càng có nguồn phấn mật vô cùng phong phú, nếu ta biết cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên đất đai tứ núi đồi, gò bãi mà tôi đà nói trên. Cùng với lợi thế có sẵn là quê ta, nơi nào cũng có dừa, lúa thì ở đâu cũng có thễ nuôi ong mật được.
Các bạn hãy coi đây là nơi hậu phương để ta nuôi dưỡng, phát triển đàn rồi đưa ong đi đến những nơi có nguồn mật dồi dào để đánh mật. Còn chần chờ gì nữa, các bạn hãy bắt tay ngay vào nghề nuôi ong mật đi! Thú vị lắm đấy! Lợi nhuận cao lắm đấy !
Hãy nuôi ong đi ! Có gì đâu khó.
Quê ta đã có Rải rác khắp nơi..
Nay đã đến thời Ra công cải tiến.
Phát huy sáng kiến Của ông cha ta.,
Để giúp mọi nhà,. Xóa nghèo giảm đói
Đó là chưa nói Lợi của nọc ong :
Chỉ cho ong châm Nhiều người khỏi bệnh!
Để các bạn dễ hình dung muốn gây dựng một trại ong mật giống nội địa phải thực hiện từng bước như thế nào, tôi xin trình bày cụ thể sau đây:
Giả sử hiện nay ta đã có trong tay 10 đàn gốc (tôi dùng con số chẵn cho dễ tính, nếu ai chưa đạt con số này thì hãy tìm hiêu rồi từ từ nuôi nhiều lên, hoặc đã có tay nghề thì bỏ tiền ra đầu tư. Với ong nội địa thì tiền đầu tư chẳng bao nhiêu đâu)
- Ta có 10 đàn ong- trị giá mỗi đàn kể cả thùng là:
500.000đ/t x 10 = 5.000.000đ
- Đúc thêm 10 thùng ximang để chuẩn bị tăng đàn, mỗi thùng tốn độ 20.000đ
20.000đ x 10 = 200.000đ
- Đóng 50 cái cầu ong: 5.000đ/cái
5.000đ x 50 = 250.000đ
- Đường để cho ăn thêm, khi nguồn mật khan hiếm trong năm: 2kg/đàn.
16.000đ x 2 x 10 = 320.000đ
- Thùng quay mật làm đơn giản = 500.000đ
- Các vật dụng khác như dao bay, lồng nhốt chúa, kim di trùng. v.v... (tự chế lấy, rồi từ từ có thu nhập sẽ cải tiến lần theo cách “củi đậu, nấu đậu”: 6.270.000đ
Ngoài ra cũng cần đóng thêm 20 thùng gỗ hoặc nhựa trần để di chuyển ong đi đánh mật. Giá mỗi thùng độ 80.000đ/cái:
80.000đ x 20 = 1.600.000đ
Tổng cộng: 7.870.000đ
Như thế vốn liếng ban đầu bỏ ra chưa tới 8 triệu đồng. Giả sử năm đầu chưa đi đánh mật chỉ nuôi tại vùng dừa, với 10 đàn gốc, mổi đàn thu được, 5lít mật, giá 200.000đ /lít.
Ta có: 200.000đ x 10 x 5 = 10.000.000đ .Vậy thì chỉ trong năm đầu ta đã thu hồi vốn được rồi. Đó là chưa kể số lượng đàn ong đã tăng lên 20-30 đàn. Thử hỏi còn có nghề nào thu hồi vốn nhanh và có cơ hội phát triển nhanh như thế không?
Theo tôi nhận thấy, trong đợt về quê năm 1996, đi xem xét nhiều chỗ trong tỉnh Bình Định thì từ Mỹ phong ra Bồng sơn Tam quan là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong mật với quy mô lớn nhất. Vì ở đây có nhiều người nuôi từ lâu, ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong nghề, giờ chỉ cần “đổi mới tư duy“ là chọn nghề nuôi ong mật để mưu sinh, để làm giàu chứ không nuôi chơi chơi để có mật dùng hay bán chút ít để có tiền tiêu vặt.
Nhũng nơi này vừa có dừa nhiều, dừa tốt, lại có lúa quanh năm (do có các công trình thủy lợi nên nhiều nơi đã trồng mỗi năm 3 vụ lúa) lai có xen kẽ bắp, đậu, mè và các loại rau ăn quả như cà, dưa, bí, mướp… Do đó quanh năm luôn có nguồn phấn mật đấy đủ, dưỡng ong và phát triển đàn rất tốt để đưa ong đi đánh mật.
Các bạn cứ gởi rải rác mỗi điểm năm, ba chục đàn, cách nhau vài ba km. Mùa đánh mật thì dồn lại đem đi, mùa dưỡng thì đem về các điểm cũ, đừng ngại khó. Khi đã có tay nghề, nắm vững quy luật của con ong thì nuôi vài trăm đàn cũng như ban đầu ta nuôi 5-10 đàn vậy.
Nhấn vào đây để xem tiếpNhấn vào đây để về trang: Ba Liêm "luận" về con ong mật
Nhấn vào đây để về trang chính: Ba Liêm nuôi ong mật
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.