Trâu, bò và đặc biệt là đối với trâu, bò nuôi thả rông thường bị các bệnh về chân móng nói riêng và các bệnh khác nói chung trong mùa đông giá lạnh. Chữa bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò dù bằng phương pháp Tây y hay Đông y cũng chủ yếu là chữa triệu chứng vì đây là loại bệnh do virut gây nên. Mục đích chữa trị là giúp vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của con vật.
Chữa miệng
Tốt nhất rửa miệng trâu, bò bị bệnh bằng nước các loại quả chua thông thường dễ kiếm như: khế, chanh, quất, me... giã nát các loại quả trên, hoà với chút muối. Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm. Ngày 2 - 3 lần, liên tục trong 4-5 ngày. Có thể dùng bã chanh, múi khế cho trâu, bò nhai. Tuyệt đối không được chà xát vào vết thương vì dễ làm bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh chóng.
Chữa móng
Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối, 1 lít nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu không, chè tươi) có cho thêm chút muối. Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than xoan trộn với dầu lạc. Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát. Khử trùng chuồng trại định kỳ 10 - 12 ngày/lần bằng các loại thuốc khử trùng diệt vi rút thời gian dài như: Virkon (Han-Iodine 10%) Oxidan-Tca... Chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò chu đáo để nâng cao sức đề kháng.
B.Tr - Báo Kinh tế & Đô thị, 17/11/2009
Chữa lở mồm long móng cho trâu, bò bằng thuốc nam
Trâu, bò và đặc biệt là đối với trâu, bò nuôi thả rông thường bị các bệnh về chân móng nói riêng và các bệnh khác nói chung sau mùa đông giá lạng do chúng đã bị đuối sức sau đợt chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết.
Chữa bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò dù bằng phương pháp Tây y hay Đông y cũng chủ yếu là chữa triệu chứng vì đây là loại bệnh do virut gây nên. Mục đích chữa trị là giúp vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của con vật.
Chữa miệng
Tốt nhất rửa miệng trâu, bò bị bệnh bằng nước các loại quả chua thông thường dễ kiếm như: khế, chanh, quất, me..., giã nát các loại quả trên, hoà với chút muối. Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm. Ngày 2-3 lần, liên tục trong 4-5 ngày.
Có thể dùng bã chanh, múi khế cho trâu, bò nhai.
Tuyệt đối không được chà xát vào vết thương vì dễ làm bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh chóng.
Chữa móng
Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối, 1 lít nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu không, chè tươi) có cho thêm chút muối.
Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than xoan trộn với dầu lạc. Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát.
Khử trùng chuồng trại định kỳ 10-12 ngày/lần bằng các loại thuốc khử trùng diệt vi rút thời gian dài như: Virkon (Han-Iodine 10%) Oxidan-Tca,...
Chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò chu đáo để nâng cao sức đề kháng.
Th.s. Đào Lệ Hằng - Viện chăn nuôi, 21/07/2009
Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật nuôi bê, trâu, bò, bò sữa
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.