• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Bệnh uốn ván trên trâu, bò


Câu hỏi: Đàn trâu nhà tôi có 1 con tự nhiên có triệu chứng: thân thịt cứng, lạnh toàn thân, da thịt không có tính đàn hồi, hơi thở lạnh, thân nhiệt 37,8oC, đi tiểu ít, nước tiểu bình thường, phân hơi lỏng. Cuối cùng trâu chết. Tôi chưa biết đây là bệnh gì. Mong được quý công ty giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoàng Văn Thắng - Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh Hóa - 09369720xx – 10/2007)

BSTY Nguyễn Minh Điệp trả lời:

Mến gửi anh Hoàng Văn Thắng !

Với những biểu hiện bệnh như anh mô tả, tôi chẩn đoán con trâu nhà anh đã bị bệnh uốn ván (tên khác: Phong đòn gánh, Tê-ta-nốt / Tetanos, Tetanus). Nguyên nhân do trực khuẩn yếm khí triệt để Clostridium tetani gây nên. Hầu hết động vật có vú (hữu nhũ) đều có thể bị bệnh này, kể cả người (một giảng viên bộ môn Ngoại khoa, ĐH Nông nghiệp 1 đã từng “tử vì nghệ” bởi bệnh này). Bệnh do vi khuẩn nhưng không truyền nhiễm (không lây lan), bằng chứng là đàn trâu nhà anh chỉ có 1 con bị bệnh. Lý do là C. tetani muốn gây bệnh phải xâm nhập vào cơ thể qua vết thương sâu, kín, dập nát, dơ bẩn (vết thiến, tiêm, phẫu thuật; giẫm phải gai, đinh; côn trùng đốt…). Như vậy, câu chuyện anh lực điền bị cua cắp chết khi làm đồng hoàn toàn có thể là sự thật. Tuy nhiên, 10% ca bệnh ở người không tìm thấy đường xâm nhập. Sau 1-2 tuần ủ bệnh, C. tetani tiết ngoại độc tố tetanospasmin (neurotoxin) theo máu, bạch huyết tác động lên hệ thần kinh gây nên các triệu chứng như anh đã quan sát được: cơ hàm co cứng, bắp cơ hằn rõ, lưng uốn cong (đòn gánh), đuôi cong lên hoặc quặp xuống, 4 chân thẳng cứng…. Bệnh súc chết do đói khát (không ăn uống được), suy hô hấp, liệt cơ tim.

Điều trị: cần phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời, điều trị khẩn cấp (tỉ lệ tử vong ở người: 40-50% ca bệnh)

+ Tiêm: kháng độc tố uốn ván, giải độc tố uốn ván, kháng sinh (tiêm 3 vị trí khác nhau)

+ Mở rộng & vệ sinh vết thương

+ Để bệnh súc nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu, truyền dung dịch điện giải, bơm thức ăn lỏng, thường xuyên trở mình, xoa bóp cơ

+ Có thể dùng thêm thuốc chống co giật, trợ hô hấp, an thần

Phòng bệnh:

+ Thường xuyên quan sát để phát hiện, xử lý, chăm sóc vết thương; tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi tiêm truyền, phẫu thuật, thiến hoạn

+ Vaccin: người có nguy cơ nhiễm bệnh cao (làm ruộng, chăn nuôi, bác sĩ thú y, công nhân vệ sinh, thanh niên xung phong, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ…), động vật quý, gia súc trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao… nên được tiêm vaccin; C. tetani không tạo miễn dịch nên sau khi khỏi bệnh vẫn phải dùng vaccin

Một số hình ảnh:

H1 trực khuẩn C. tetani nhìn trên kính hiển vi; kích thước 4-10 x 0,4-0,6 µm; 2 đầu hơi tròn; có lông nên có khả năng di động; bắt màu tím (Gram dương: nhạy cảm với Penicillin…); trong điều kiện hiếu khí hình thành nha bào (giống que diêm) & tồn tại trong môi trường hàng chục năm (phân động vật, nền chuồng, bãi chăn thả, khu vực xung quanh lò mổ…)
H2 tranh vẽ người bị uốn ván (Charles Bell, 1809); bệnh uốn ván xuất hiện đã từ rất lâu (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên)
H3 ngựa bị bệnh uốn ván; bình thường, người ta tìm thấy C. tetani trong đường tiêu hóa của ngựa; trong phân ngựa có rất nhiều C. tetani
H4 huyết thanh kháng độc tố uốn ván; tiêm ngay khi có dấu hiệu Tetanus; ghi chú: thử phản ứng mẫn cảm trước khi tiêm (pha loãng 1%, tiêm trong da 0,1ml)
H5 vaccin uốn ván dùng cho người; người bị vết thương sâu, dập nát, dơ bẩn (đặc biệt là ở chân) cần được tiêm ngay; phụ nữ trước khi sinh ít nhất 30 ngày cần được tiêm đầy đủ các mũi để phòng Tetanus cho bản thân & trẻ sơ sinh (bé sơ sinh rất dễ bị nhiễm C. tetani ở rốn); chi phí từ 10.000-30.000 đ/liều (tùy vaccin nội hay ngoại)

H6 vaccin uốn ván dùng cho ngựa; ngựa là loài mẫn cảm & dễ nhiễm C. tetani nên cần được tiêm vaccin đầy đủ

Vui để học:

Các thế hệ giảng viên, sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông nghiệp 1 – Hà Nội đã sáng tác & “lưu truyền trong dân gian” bài thơ về C. tetani với mục đích để dễ học, dễ nhớ, dễ “đi vào lòng người” như sau:

Môi trường thối, óc đen, máu rữa
Bôn ba ngang dọc đã 8 năm
Gram dương, kị khí, ghét đường
Ngoại độc tố giết phường chuột, thỏ
Tê-ta-ni chàng ơi !
Thạch đứng đây mà lòng rạn vỡ
Nha bào hình dáng que diêm
Chàng thù thứ huyết thanh miễn dịch
Chàng ghét loài chuột bạch sâu cay
Thần kinh hệ khi nhiễm bệnh này
Toàn thân cứng nhắc, cơ hàm khó nhai

BSTY Nguyễn Minh Điệp

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật nuôi bê, trâu, bò, bò sữa

 

 

 

[* Xem các video khác]

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang