• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Bệnh tụ huyết trùng vịt

Nhận biết phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên vịt

Thời điểm này, người chăn nuôi bắt đầu chuẩn bị đàn vịt thịt cung cấp thị trường Tết Nguyên đán năm 2020. Do đó, để đàn vịt nuôi thuận lợi cho đến lúc xuất chuồng, người chăn nuôi cần lưu ý cách phòng tránh và trị một số bệnh thường gặp trên vịt, trong đó có bệnh tụ huyết trùng - dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn vịt nuôi.

Thạc sĩ Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA chia sẻ, bệnh tụ huyết trùng trên vịt xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là thời điểm giao mùa, diễn biến bệnh rất nhanh, tỷ lệ vịt chết cao, chết đột ngột và các vết tụ huyết tím bầm. Nguyên nhân dẫn đến vịt bị bệnh tụ huyết trùng là do vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida gây ra.

Để đàn vịt nuôi phát triển tốt đến lúc xuất bán cần phòng tránh dịch bệnh trên vịt hiệu quả. Ảnh: THÚY LIỄU

Triệu chứng vịt khi mắc bệnh là ở thể cấp tính vịt đang đứng ủ rũ một chỗ, đi lảo đảo, quay cuồng, kêu to, giãy giụa mạnh rồi lăn ra chết; ở thể cấp tính vịt ủ rũ, bỏ ăn, đầu và mắt sưng to, màu đỏ tím, thở rất khó, khi thở phải há mỏ, vươn cổ, nằm bệt một chỗ, tiêu chảy, phân xanh, lỏng, đôi khi có máu; ở thể mãn tính các triệu chứng thấy như viêm phế quản, phổi mãn tính, thở khò khè và sưng khớp chân, đi lại khó khăn, sau bị bại liệt.

Đồng thời, bệnh tích ngoài da có từng đám tụ huyết xuất huyết đỏ tím từng mảng, các cơ quan nội tạng đều xuất huyết tràn lan, đỏ sẫm, bao tim có tương dịch màu vàng, niêm mạc ruột xuất huyết và tróc ra.

Nếu phát hiện vịt có những triệu chứng bệnh trên, điều trị bằng một trong các loại kháng sinh như: Sulfamerazine hoặc Sulfadimerazine với liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày hoặc dùng Sulfathiazole liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày và trợ sức thêm cho gia cầm bằng các loại vitamin B1, C, D cùng với dung dịch điện giải.

Cũng theo thạc sĩ Lê Thanh Hải, để phòng tránh bệnh tụ huyết trùng trên vịt nên tiêm ngừa vaccine 1ml/con, tiêm dưới da vịt khỏe mạnh trên 1 tháng tuổi; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng vào mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, không bị mưa tạt gió lùa; sát trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/lần; tẩy uế chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng và để trống chuồng từ 2 đến 4 tuần mới nuôi trở lại. Lưu ý, khi nhập đàn mới cần cách ly 2 tuần, tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm mới cho nhập đàn.

Thúy Liễu - Báo Sóc Trăng, 10/10/2019

 

 

 

 

 

Câu hỏi: Dan vit 50 ngay tuoi cua gia dinh toi co bieu hien: mat do co ghen, khong di duoc, xin hoi day la benh gi? canh dieu tri ra sao? (tranchanhtruc – 31/01/2008)

BSTY Nguyễn Minh Điệp trả lời:

Mến gửi anh Trần Chánh Trực !

Để chẩn đoán chính xác bệnh trên một đàn vịt chúng ta cần phải quan sát kỹ triệu chứng (biểu hiện, diễn biến, tỉ lệ bệnh…), bệnh tích (biến đổi của nội tạng…), dịch tễ (tuổi, mùa, vùng…), kiểm tra nguồn nước (ô nhiễm, tù đọng…), thức ăn (ẩm, mốc, hôi…). Câu hỏi anh gửi cho chúng tôi còn thiếu nhiều dữ kiện nên thật khó để chẩn đoán đây là bệnh gì. Tuy nhiên, chúng tôi nghi ngờ đây có thể là bệnh tụ huyết trùng hoặc dịch tả vịt (2 bệnh xảy ra phổ biến trên vịt). Do đó, chúng tôi trình bày cả 2 bệnh để anh tham khảo.

Bệnh tụ huyết trùng vịt

Nguyên nhân: Pasteurella multocida (vi khuẩn)

Dịch tễ: mọi lứa tuổi, giao mùa

Triệu chứng:

  • Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn…) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng
  • Cấp tính: ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè, phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu, chảu máu mũi & miệng; sốt (43-44oC), khát, nằm bẹp, giẫy chết sau 2-5 ngày; tỉ lệ chết đêm bất thường; thả đồng: lùi xa đàn
  • Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não

Bệnh tích: toàn thân tím bầm, phổi tụ máu tím đen, ruột viêm đỏ

Phòng bệnh:

  • Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch
  • Kháng sinh, sulfamid: 3-5 ngày
  • Vaccin

Điều trị:

  • Phân loại (khỏe, bệnh)
  • Kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày)
  • Kháng sinh: Peni + Strep, Cefa + Flor, Spira + Kana, Kana + Ampi + Colis, Peni + Kana, Kana + Ampi, Septryl, Sulfa… ; tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước

Bệnh dịch tả vịt

Nguyên nhân: virus

Dịch tễ: mọi lứa tuổi, diễn biến nhanh (3-4 ngày), chết 90%

Triệu chứng:

  • Bỏ ăn, sốt cao, khát, chảy nước mũi (trong à đục à bít lỗ mũi à thở khó), ủ rũ, xệ cánh, chúi đầu, không thích bơi lội
  • Phân xanh, loãng, đôi khi lẫn máu, dính bết quanh lỗ huyệt
  • Phù đầu nhưng mắt không chảy nước lẫn bọt khí (khác bệnh sưng phù đầu / coryza)
  • Chảy nước mắt, viêm kết mạc à ghèn, mi mắt sưng
  • Liệt chân, sợ ánh sáng, lòi gai sinh dục (đực)
  • 1 số: đầu cổ rung giật

Bệnh tích:

  • Xuất huyết toàn thân (đặc trưng ở đường tiêu hóa)
  • Cuống mề, trực tràng xuất huyết, phủ màng giả khó bóc
  • Gan màu đồng, chấm hoại tử trắng, mật sưng
  • Phòng bệnh: tiêm vaccin (nhược độc, đông khô): 14 ngày tuổi (vùng an toàn), 1 & 21 ngày tuổi (vùng có dịch)

Điều trị:

  • Không có thuốc điều trị đặc hiệu
  • Phát hiện, chẩn đoán kịp thời; cách ly vịt bệnh, tiêm vaccin (Kapevac…) cho vịt khỏe
  • Sát trùng (diệt mầm bệnh), uống kháng sinh (phòng nhiễm khuẩn kế phát), vitamin + electrolytes (nâng cao đề kháng)

 

BSTY Nguyễn Minh Điệp - Quảng Tây – Trung Quốc, 3/2008

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi vịt

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang