Câu hỏi: Dan vit chay dong 30 ngay tuoi cua 1 ho nong dan o tinh Dong Thap co bieu hien mo tren run nen kho nuot thuc an, benh gan 20 ngay, ti le benh 90%, khong chet, khong bi tieu chay, chi co bieu hien bi run mo tren, ngoai ra moi trieu chung khac van binh thuong. Xin bac si vui long tu van giup toi co the do nhung nguyen nhan gi? cach dieu tri ra sao? Xin thanh that cam on bac si. (Lê Thị Thanh Thuỳ - Cty thức ăn chăn nuôi Vạn Sanh, Bình Tân, TpHCM - lethithanhthuy@)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Thùy !
Tôi đoán “run mo” trong câu hỏi của bạn có nghĩa là “rụt mỏ”. Nếu đúng vậy thì đây là chứng bệnh mà tôi cũng đã từng gặp trên đàn vịt ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… những năm trước. Tài liệu đề cập về vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít. Những gì tôi trình bày dưới đây là quan sát của bản thân, cộng với tham khảo tài liệu của nước ngoài (tiếng Anh) và đặc biệt là sự “chỉ giáo” của PGS-TS Dương Thanh Liêm (Đại học Nông Lâm tpHCM).
Chứng viêm teo mỏ vịt
Nguyên nhân: do vịt ăn hoặc uống phải chất nhạy cảm ánh sáng (chất cảm quang, photosensitive compounds) Ò hấp thu vào máu Ò dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời phân hủy ra các yếu tố gây dị ứng mạnh
Dịch tễ: thường xảy ra trên vịt con hơn 10 ngày tuổi, vịt lông trắng dễ bị hơn vịt lông màu, tỉ lệ bệnh 60-70%, tỉ lệ chết 10-15%
Chất cảm quang:
Nguồn gốc tự nhiên: Hypericin (trong lá & bông cây Hypericum ở Mỹ); Furocoumarin (trong cỏ Thamnosma ở Mỹ); Fagopyrin (trong cỏ Fagopyrum, còn gọi là kiều mạch ở vùng ôn đới); hạt cây Ammi; hèm bia/rượu, phụ phẩm quá trình chế biến tinh bột + cỏ linh lăng (alfalfa), cỏ ba lá (trifolium)…
Nguồn gốc tổng hợp: kháng sinh nhóm quinolone (olaquindox, carbadox, norfloxacin… ); phenothiazine; sulfonamides; tetracyclines
Triệu chứng:
Đầu tiên xuất hiện vết nám, rộp ở mỏ trên -> vài ngày sau viêm nhiễm kế phát -> lở loét -> 1 tuần sau vết thương lành nhưng mỏ trên bị rụt (thụt) ngắn lại và bè ra -> khó khăn khi ăn
Bệnh tích:
Mỏ (teo ngắn lại, bè ra), gan (vi thể…)
Phòng bệnh:
Không cho vịt ăn hoặc uống chất nhạy cảm ánh sáng
Kiểm tra kỹ nguyên liệu chế biến thức ăn cho vịt (đặc biệt vịt con 1-21 ngày tuổi): không dùng nguyên liệu có lẫn cây cỏ chứa chất cảm quang, không dùng premix có chứa kháng sinh nhóm quinolone…
Khi úm vịt con 1-3 ngày tuổi, khi điều trị vịt bị bệnh (nhất là vịt con): tránh dùng những chế phẩm thú dược có chứa kháng sinh nhóm quinolone…
Điều trị:
Ngừng sử dụng thức ăn, nước uống nhiễm chất cảm quang
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Chống dị ứng: corticosteroids
Tăng cường chức năng giải độc của gan: sorbitol
Bổ trợ: sinh tố tổng hợp (vitamines), điện giải (electrolytes)
BSTY Nguyễn Minh Điệp
Quảng Tây – Trung Quốc, 3/2008
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi vịt
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.