• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chiến lược quản lý và dinh dưỡng làm tăng sức khỏe con tôm

Hệ miễn dịch của tôm 

Những hiểu biết về hệ miễn dịch của tôm mới chỉ ở trong giai đoạn sơ khai. Bachere (2000) đã viết một tóm lược tuyệt vời về hệ bảo vệ mà con tôm sử dụng trong thời kỳ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Flegel (2001) đã chỉ ra rằng phần lớn các kiến thức của chúng ta về sự miễn dịch của con tôm dựa trên những nghiên cứu về sự nhiễm bệnh do vi khuẩn và nấm. Tác giả rút ra kết luận rằng phản ứng của tôm tới sự nhiễm bệnh do vi rút hoàn toàn khác so với sự nhiễm bệnh do vi khuẩn.

Tôm có hệ lưu thông mở và không có sự phân cách giữa hệ lưu thông và hệ bạch huyết. Chất lỏng bên trong hệ mở được gọi là hemolymph. Còn các tế bào bên trong hemolymph được gọi là hemocytes. Các tế bào này đóng một vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch của tôm chống lại sự nhiễm bệnh do vi khuẩn và nấm. Hệ miễn dịch của tôm xác định sự xâm chiếm qua các thành phần trên màng tế bào đặc biệt của các sinh vật xâm chiếm. Peptidoglycans và lipopolysaccarides trên màng tế bào vi khuẩn và betaglucans trên màng tế bào nấm là những phần tử dễ dàng xác định bởi những phân tử đặc biệt trong hemolymph. Một khi mà hình dạng này được nhận ra các phân tử kết lại thành những bào tử đặc trưng đối nghịch trong cơ thể ngoại lai, số lượng các phản ứng hemocytes gián tiếp theo sau để quét sạch các sinh vật xâm chiếm. Các phản ứng này bao gồm sự dính kết, sự thực bào và sự sinh sản các thành phần gốc tự do và kháng vi trùng? Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ miễn dịch của tôm có thể được kích thích với peptidoglycans, lipopolysaccarides hay betaglucans tinh khiết để đạt được sự bảo vệ tổng quát chống lại sự nhiễm bệnh do vi khuẩn. Các vi khuẩn sống hay đang ngủ hay men cũng có thể cung cấp thêm sự bảo vệ sự nhiễm bệnh do vi khuẩn.

Được biết rằng động vật không xương sống không có khả năng phản ứng lại sự miễn dịch một cách thích nghi. Điều này dựa trên hiện tượng là các thành phần thể dịch có thể cảm nhận như globulin miễn dịch, tế bào tiếp nhận hình T, phức hệ tương hợp gép mô chính, và tế bào ghi nhớ hình T không có trong động vật không xương sống. Tuy nhiên sư hiện diện của các phần tử kết dính thuộc một họ gia đình lớn của globulin miễn dịch và một vài ghi nhận khác cho thấy động vật không xương sống có thể còn sở hữu một dạng duy nhất đối phó miễn dịch một cách thích nghi.

Như đã trình bày, sự khắc nghiệt của các bệnh vi rút đặc trưng qua sự lắng xuống trong thời gian hai năm sau lần mắc bệnh đầu tiên của một loại bệnh đã được biết. Những ghi nhận chi tiết của lịch sử các dịch bệnh do vi rút trên thế giới, đã ghi lại rằng tất cả các vấn đề chính của bệnh dịch gây ra tổn thất lớn trong hai năm đầu, sau đó dịch bệnh sẽ trở nên yếu đi. Nhưng vi rút sẽ không bao giờ bị triệt tiêu, khả năng nhiễm dịch tồn tại khắp nơi. Trong một vài trường hợp, các con tôm nhiễm dịch vẫn không có một dấu hiệu mắc bệnh mà vẫn sống tới khi thu hoạch. Sự bảo vệ bên ngoài đối với bệnh dịch chỉ được áp dụng đối với con tôm mà trước đó bị mắc một loại vi rút đã được xác định. Những nơi mà chưa bị dịch thì sẽ chịu một thiệt hại lớn. Không có sự bảo vệ qua lại, có nghĩa là những vùng nuôi tôm mà đã có sự bảo vệ chống lại một loài vi rút nào đó, do đã bị mắc dịch trước sẽ rất nhậy cảm với dịch bệnh đối với một loài vi rút khác mà chưa được phát hiện. Tất cả các nhận xét này chỉ ra khả năng có một cơ chế đặc biệt chống lại dịch bệnh do vi rút đã được ghi nhớ trong con tôm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nhiễm bệnh do vi rút đã không tạo ra sự kết hợp các hemocytes và những phản ứng miễn dịch các tế bào tổng hợp tiếp theo. Flegel (1997) gợi ý rằng con tôm bị chết do nhiễm vi rút thường gặp ở diện rộng do sự chết của những tế bào đã được lập trình sẵn (apoptosis).? Theo nghiên cứu này, một bùng phát bệnh dịch do vi rút trước sẽ tạo ra một vùng ghi nhớ đặc biệt lấp lên những sự nhiễm bệnh tiếp theo. Đây gọi là lý thuyết ?sự dàn xếp của vi rút?.

Nếu có một cơ chế đặc biệt chống lại dịch bệnh do vi rút đã được ghi nhớ trong con tôm, khả năng phát triển những hợp chất ngăn ngừa sự chết hàng loạt do nhiễm bệnh vi rút. Cần ghi nhớ rằng sự nhiễm bệnh lặp đi lặp lại cho dù chúng đã mắc bệnh từ lần trước, nhưng con tôm nhiễm bệnh vẫn không chống nỗi bệnh dịch bằng cơ chế bảo vệ. Sự nhiễm bệnh sẽ đòi hỏi thêm một chi phí năng lượng cho tôm. Sự sụt giảm sản lượng tôm sú tại Châu Á được cho là có nguyên nhân từ sự tồn tại dai dẳng của một hay nhiều loại vi rút. Những bảo vệ đối với các vi rút trước đó thường bị giới hạn. Trong tình trạnh căng thẳng (stress) ví dụ như lượng ô xy hòa tan thấp, nhiệt độ thấp, pH thay đổi đột ngột, sẽ làm giảm khả năng chống đỡ của tôm với bệnh đốm trắng và đầu vàng.

Quản lý sức khỏe tôm

Như đã trình bày bên trên, triển vọng ngăn ngừa hay xử lý dịch bệnh do vi rút là chưa rõ ràng. Không có những phương pháp đáng tin cậy để ngăn chặn bệnh dịch khi bắt đầu bùng phát hay khi tôm chậm lớn. Do vậy, bước đầu tiên trong việc quản lý sức khỏe con tôm là tăng cường biện pháp an toàn nghiêm ngặt để ngăn chặn các nguồn lây lan tới hệ thống nuôi. Một yếu tố quan trọng khác là giảm tối thiểu tình trạng stress và sử dụng các hợp chất làm tăng hệ miễn dịch của tôm. Cơ bản, các yếu tố này liên quan tới ba thành phần, đó là vật chủ, các đường lây lan và môi trường. (Xem hình) 

 

1. LOẠI BỎ DỊCH BỆNH TRONG AO VÀ NƯỚC TRƯỚC KHI THẢ GIỐNG

Loại bỏ dịch bệnh trên đáy ao sau mỗi chu kỳ nuôi bằng cách thức tiệt trừ các nguồn truyền bệnh và các nguồn mang bệnh. Ao nuôi cần được tháo khô hoàn toàn và xử lý kỹ với các chất ô xy hóa. Các chất hữu cơ tích tụ trên đáy áo phải được xúc bỏ đi.

Nước nuôi trước khi đưa vào ao phải được tiệt trùng. Đầu tiên, nước phải được lọc qua các lưới lọc. Màng lọc cuối cùng cần có kích cỡ ô dưới 250 µm. Lưới lọc có tác dụng loại bỏ các nguồn mang bệnh. Sau đó, nước được xử lý với chlorine để tiêu diệt các nguồn bệnh mà có thể thoát qua lưới lọc. Bởi vì, vi rút chỉ có thể sống bên ngoài vật chủ trong vài ngày, vậy nước cần được tích trữ trong thời gian 5 - 7 ngày trước khi thả giống.

2.THẢ CÁC CON GIỐNG MẠNH KHỎE

Đây là việc rất quan trọng khi thả các con giống mạnh khỏe, không mang mầm bệnh. Được biết, một ao thả con giống có mang mầm bệnh, thì có nguy cơ thất bại cao hơn 50 lần so với ao mà con giống không mang mầm bệnh. Do vậy, con giống cần được thử nghiệm cẩn thận trước khi thả vào ao nuôi.

3. LOẠI TRỪ CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH

Các loài giáp xác thường gặp trong các ao tôm, như cua, cáy ? chúng là nguồn mang bệnh gây tác hại tới sức khỏe của tôm. Các loài chim ăn thịt hay rỉa xác động vật sống lân cận ao nuôi là những đối tượng nguy hiểm đầu tiên truyền bệnh đốm trắng. Sức lực loại bỏ hoàn toàn cua và chim ăn thịt thường không dễ đối với diện tích nuôi rộng. Tuy nhiên có thể loại bỏ các nguồn mang bệnh trong thời kỳ chuẩn bị ao với chlorine và các chất diệt trùng.

4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀM GIẢM STRESS

Sự thay đổi đột ngột của chất lượng nước sẽ gây ra dịch bệnh cho tôm. Các yếu tố đặc biệt quan trọng là ô xy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, và pH. Tôm chết hàng loạt thường đi kèm với những đợt mưa lớn đột ngột tại một vài nước trên thế giới.

Giữ độ pH ổn định (thích hợp nhất là 8 - 9) với việc dùng vôi bột đã giúp giảm tác nhân gây bệnh tại một số nước ở Châu Á. Mức ô xy hòa tan tối thiểu là 4 ppm trong các ao nuôi. Vidal (2001) đã xác định được mối liên hệ giữa bệnh đốm trắng và nhiệt độ của nước. Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng với nhiệt độ 25OC, 100% khả năng tôm sẽ chết do bệnh đốm trắng, nhưng nếu nhiệt độ tăng lên 32OC, thì chỉ khoảng 20% khả năng tôm sẽ chết. Như vậy, sự tái tạo vi rút đốm trắng sẽ giảm, khi nhiệt độ tăng lên. Các ao thực nghiệm với một hệ thống mái che nilon đơn giản xây dựng trên ao nuôi có thể giữ nhiệt độ nước 3 - 4OC cao hơn ao nuôi không có mái che cho thấy: Năng suất ao nuôi có mái che cao hơn so với các ao không có mái che; Sự truyền bệnh đốm trắng không phát hiện tại ao có mái che, trong khi các ao không có mái che khả năng tôm chết do bệnh đốm trắng rất cao.

Một trong các ảnh hưởng lớn tới sự lây bệnh do vi rút trong ao tôm là sự thay nước. Mười năm trước việc thay nước thường kỳ được coi là căn bản trong nuôi thâm canh và quảng canh, do vậy các chất thải chuyển hóa tích tụ trong ao được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên gần đây việc thay nước thường kỳ trong ao nuôi tôm đã chấm dứt, mà thay vào là việc tăng cường hệ thống quạt và sự chuyển động của nước trong hệ thống nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Mặc dù vậy, vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn việc thay nước tại các vùng quá nóng và có lượng mưa thấp. Do hiện tượng nước bay hơi, độ măn trong ao sẽ tăng tới mức giới hạn (> 40 ppt) nếu như không có sự thay nước. Do vậy kiến nghị nếu có sự thay nước, cần xử lý triệt để nhằm giảm rủi ro truyền bệnh.

Mật độ thả cũng tác động tới thành công của vụ nuôi. Hệ thống nuôi mật độ cao (> 25 con / m2) cần quản lý chất lượng nước, sức khỏe tôm và tránh stress. Khi mà điều kiện kinh tế không cho phép, người nuôi thường giảm bớt mật độ thả. Tuy nhiên chưa chắc rằng việc giảm mật độ nuôi sẽ làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Do vậy quản lý nguy cơ bị stress quan trọng hơn nhiều so với việc giảm mật độ nuôi.

Vai trò thức ăn trong quản lý sức khỏe tôm

Thức ăn và quản lý thức ăn đóng một vai trò thiết yếu trong quản lý sức khỏe tôm ở nhiều mức. Đầu tiên, thức ăn phải không có các sinh vật mang bệnh. Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay sử dụng rộng rãi thức ăn viên. Trong quá trình chế biến thức ăn viên với nhiệt độ cao (> 90OC) đã tiêu diệt phần lớn các phần tử vi rút. Rủi ro lây lan vi rút qua thức ăn được cho là tối thiểu. Thứ hai, trong quá trình cho ăn thức ăn cần được theo dõi để đảm bảo tránh lãng phí mà kết quả là các chất hữu cơ dư thừa tích tụ ở mức ít nhất. Phương thức cho ăn theo chu kỳ cần đảm bảo không lãng phí và đảm bảo cho con tôm liên tục có thức ăn tươi. Thức ăn viên sẽ bị rã ra sau vài giờ ngâm trong nước vừa lãng phí và vừa làm giảm chất lượng nước ao. Thứ ba, đây là điểm quan trọng nhất trong quản lý sức khỏe cho tôm, đó là việc cung cấp các chất dinh dưỡng và sản phẩm giúp tăng cường và kích thích hệ bảo vệ của tôm. Xem bảng.

Sản phẩm

Tác dụng

Chất bổ dưỡng

Vitamin C Chữa trị các vết thương; chống ô xy hóa; với liều cao (> 2,000 mg/kg) tăng cường khả năng chống stress ở tôm larva
Vitamin E Chống ô xy hóa
Axid béo w - 3 Phản ứng viêm, tăng sức khỏe cho larva
Phospholipids

Bảo vệ màng sinh học toàn vẹn; tăng khả năng chống stress cho larva

Astaxanthin Chống ô xy hóa; tăng khả năng chống stress cho tôm
Nucleotides Chất bổ dưỡng chính chống stress và nhiễm bệnh
Selenium Chống ô xy hóa
Sản phẩm kích thích hệ miễn dịch
Lipopolysaccharides Thành phần của mành tế bào vi khuẩn Gram âm; hoạt hóa hệ miễn dịch; tăng sức đề kháng chống nhiễm bệnh và stress
Glucans Thành phần của màng tế bào nấm; tăng sức đề kháng theo đường lây lan
Mannan oligosaccharides Thành phần màng tế bào nấm; ngăn chặn và loại bỏ nguồn lây bệnh vào đường ruột
Peptidoglycan Thành phần màng tế bào vi khuẩn Gram dương; hoạt hóa hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng
Fucoidan Thành phần màng tế bào tảo nâu; hoạt hóa hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng
Chế phẩm sinh học 

Vi khuẩn

Hổn hợp giúp loại bỏ vi khuẩn lây bệnh trong đường ruột; chất kích thích hệ miễn dịch; sản phẩm chống vi trùng

Chất dính kết màng ruột giúp giới hạn việc xâm chiếm các vi khuẩn lây bệnh; chất kích thích hệ miễn dịch; các chất bổ dưỡng

 

1. CÁC CHẤT BỔ DƯỠNG GIÚP TĂNG HỆ MIỄN DỊCH CỦA TÔM

Phản ứng miễn nhiễm cần nhiều năng lượng cho sinh vật. Đây là kết quả sự phân chia dinh dưỡng và chuyển biến chất bổ dưỡng cho hệ miễn dịch. Do vậy, nhu cầu các chất bổ dưỡng đối với một cơ thể khỏe mạnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, một vài chất bổ dưỡng đặc biệt sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch với một vài sinh vật. Bao gồm một vài vitamin, chất khoáng, acid béo w - 3, phospholipids, sắc tố carotenoid và nucleotides.

Merchie (1998) tìm thấy rằng lượng vitamin C tăng từ 100 lên 3,400 mg/kg trong khẩu phần sẽ làm giảm tức thời tỷ lệ chết đối với tôm sú post-larva do bị sốc thấm lọc. Ngoài ra còn cho thấy nếu liều vitamin C hay astaxanthin cao sẽ làm tăng sức đề kháng với sốc độ mặn. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung khẩu phần với astaxanthin (80 gr/kg) sẽ tăng khả năng sống của tôm sú trong một môi trường bị ô nhiễm ammonia cao. Những tác dụng tốt của vitamin C hay astaxanthin tới hệ miễn dịch của tôm liên quan tới tính chống ô xy hóa. Ngoài ra vitamin C còn giúp làm mau lành các vết thương.

Lavens và Sorgeloos (2000) ghi nhận rằng khi cho tôm giống post-larva ăn với Artemia nauplii đã được làm giàu với acid béo chưa bão hòa sẽ làm tăng khả năng chống lại sốc độ mặn. Coutteau (2000) cho thấy nếu đưa thêm phosphotidyl choline nồng độ 1.5% vào khẩu phần ăn sẽ làm tăng đáng kể sức đề kháng stress của sinh vật. Acid béo w - 3 và w - 6 là điểm báo của eicosanoids rằng chất môi giới giao cấu của phản ứng viêm của sinh vật cao hơn. Phospholipids đóng vai trò quan trọng trong bảo toàn màng tế bào, một yếu tố quan trọng hàng đầu để phản ứng lại các kháng nguyên trong tất cả các sinh vật.

Kinh nghiệm đối với các loài sinh vật khác, bao gồm cả cá, đã cho thấy rằng vitamin E, selenium và nucleotides có thể có các tác động hữu ích tới hệ miễn dịch của tôm. Vitamin E và selenium có tác dụng rất hiệu quả trong việc chống lại sự ô xy hóa mà được biết sẽ tác động lên hệ miễn dịch của động vật có xương sống, như cá. Vitamin E sẽ lọc hết các gốc tự do hình thành trong giai đọan đầu của quá trình tiền ô xy hóa chất béo trong màng tế bào, trong khi selenium là một thành phần của sự tiền ô xy hóa glutathione, mà sẽ làm giảm quá trình tiền ô xy hóa chất béo trong tế bào. Trên thực tế gần như toàn bộ các acid béo chưa bão hòa rất cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của tôm, và các acid béo này là cực kỳ nhậy cảm với quá trình ô xy hóa, do vậy việc cung cấp bổ sung các vitamin E và selenium trở nên rất quan trọng.

Nucleotides ngày càng được đánh giá như một chất bổ dưỡng cơ bản trong quá trình dinh dưỡng của người và động vật. Sự tổng hợp nội sinh của các nucleotides xảy ra bên trong mô, và là một quá trình tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra, các tế bào tham dự vào các phản ứng miễn nhiễm không tổng hợp được nucleotides. Nucleotides từ các nguồn thức ăn thường được dùng vào thời kỳ phát triển nhanh chóng hay bị stress sinh lý. Được biết các sinh vật ăn uống tự nhiên và giàu các thành phần acid nhân như vi khuẩn, bột cá dễ hòa tan, bột thịt dễ hòa tan, chất chiết từ men có hiệu quả kích thích tăng trưởng cho tôm.

2. SẢN PHẨM KÍCH THÍCH HỆ MIỄN DỊCH

Sản phẩm kích thích hệ miễn dịch là những hợp chất kích thích cơ chế bảo vệ không đặc trưng của sinh vật. Đối với tôm, sự công nhận chính yếu giúp kích thích hệ miễn dịch là những dạng protein đã được tìm ra và liên kết với các phân tử đặc trưng trên các sinh vật xâm chiếm. Carbohydrates của các màng tế bào đặc biệt của vi khuẩn và nấm đã được xác định như là những phân tử đã được nhận diện qua các mẫu proteins. Các phân tử này được sử dụng rộng rãi như các chất kích thích hệ miễn dịch.

Có ba sản phẩm đã được thử nghiệm trên con tôm như là những chất kích thích hệ miễn dịch, đó là lipopolysaccharide (LPS), glucans và peptidoglycan (PG). LPS và PG là những carbohydrates màng tế bào vi khuẩn, trong khi glucans là một tập hợp các phần tử glucose polymeric được tìm thấy trong màng tế bào nấm.

Lipopolysaccharide là thành phần màng tế bào của vi khuẩn Gram âm và bao gồm lipids và carbohydrates. Các tế bào Vibrio chết lơ lửng trong nước phần lớn ở dạng LPS. Hơn 20 thí nghiệm với LPS cho thấy LPS giúp tăng sức đề kháng dịch bệnh cho tôm, tăng độ lớn, tăng sức đề kháng stress và tỷ lệ sống.

Peptidoglycan là thành phần màng tế bào vi khuẩn Gram dương. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả làm tăng sức đề kháng cho tôm. Peptidoglycan chiết suất từ Bifidobacterium thermophilum cho tôm ăn theo khẩu phần 0.2 mg/ kg trọng lượng / ngày giúp chống lại bệnh đốm trắng.

Glucans được tìm thấy trong màng tế bào nấm. Glucans đã được thử nghiệm nhiều và Glucans đã được áp dụng rộng rãi trong nuôi tôm như là chất kích thích hệ miễn dịch. Các thử nghiệm cho thấy glucans chiết suất từ Schizophyllum commune có hiệu quả cao hơn so với được chiết suất từ men bánh mỳ (Saccharomyces cerevisiae). Một nghiên cứu ghi nhận glucans b - 1.3/1.6 là phần tử được thấy trong hệ miễn nhiễm và được tách ra từ men. Tuy nhiên các loài giáp xác có khả năng ăn glucans, do vậy có thể giải thích trong một vài trường hợp glucans không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Mannan oligosaccharides là một thành phần khác của màng tế bào men gần đây đã gây chú ý như là một chất kích thích hệ miễn dịch trong tôm. Trong các sinh vật khác, Mannan oligosaccharides đã được xác định như là các phân tử liên kết các loại vi khuẩn có cơ quan cảm nhận đặc biệt đối với các phân tử. Liên kết này ngăn ngừa các loài vi khuẩn xâm nhập màng tế bào đường ruột của sinh vật. Điều này cho thấy các phân tử này hấp thụ chất mycotoxins. Như vậy, Mannan oligosaccharides không phải là chất kích thích hệ miễn dịch một cách tuyệt đối, tuy nhiên nó vai trò lớn trong việc kích thích hệ miễn dịch.

Fucoidan là polysaccharide sulfated hứa hẹn như một chất ức chế vi khuẩn trong tôm. Một nghiên cứu sử dụng fucoidan chiết suất từ tảo nâu (Cladosiphon okamuranus) trong khẩu phần ăn đã làm giảm tỷ lệ chết do bệnh đốm trắng. Fucoidan tinh khiết rất mắc nếu sử dụng trong nuôi tôm, tuy nhiên, nếu sử dụng chiết suất thô từ tảo nâu sẽ giảm được chi phí nhiều. Tại Nhật Bản người nuôi đã sử dụng hỗn hợp peptidoglycan và chiết suất từ tảo để bảo vệ tôm đới với bệnh đốm trắng.

Mặc dù các chất kích thích hệ miễn dịch đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm, nhưng vẫn còn một số lo ngại trong việc áp dụng. Lo ngại đầu tiên đó là liều dùng: liều dùng và thời gian sử dụng bao nhiêu là hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài sẽ làm cho con tôm phải tiêu hao năng lượng và hậu quả là làm yếu đi hệ miễn dịch. Được chấp thuận rộng rãi là việc sử dụng chất kích thích hệ miễn dịch trong thời gian ngắn sẽ có hiệu quả bảo vệ vì nó chỉ tác dụng tới cơ chế phòng vệ không đặc trưng. Do vậy, người nuôi cần có những hiểu biết về những sản phẩm sử dụng. Điểm cuối cùng, cần phải tìm hiểu tác động qua lại giữa hai loại chất kích thích hệ miễn dịch.

3. CHẾ PHẨM SINH HỌC

Rất nhiều chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm, đặc biệt tại khu vực Châu Á. Không như trong hoạt động nuôi súc vật, việc áp dụng chế phẩm sinh học chỉ quan tâm tới việc gìn giữ cân bằng vi khuẩn đường ruột của sinh vật. Gìn giữ cân bằng sinh học thích hợp và loại bỏ mọi nguồn truyền bệnh trong ao nuôi là tác động của chế phẩm sinh học. Xử lý sinh học các chất thải hữu cơ do sinh vật tạo ra trong ao nuôi và cải thiện chất lượng nước là một ứng dụng quan trọng. Thực ra, phần lớn các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu áp dụng trong môi trường nước, chứ không phải như thức ăn. Với giả thiết rằng các vi khuẩn đưa vào môi trường nước sẽ đi vào ruột của sinh vật sau đó.

Vi khuẩn trong các chế phẩm sinh học có hiệu quả đối với sức khoẻ con tôm bao gồm các nhóm sau: Vibrio alginolyticus và các dòng Bacillus và Lactobacillus. Một nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn Bacillus đông lạnh cũng đem lại lợi ích. Các lợi ích đã được chứng minh gồm có khống chế bệnh dịch bằng vi khuẩn truyền bệnh V. harveyi. Ngoài ra, còn tăng thực bào, tăng hoạt động của melanin và kháng khuẩn. Những cơ chế ghi nhận hiệu quả của chế phẩn sinh học đối với sức khỏe tôm bao gồm: (1) loại bỏ vi khuẩn mang bệnh trong ruột non; (2) thành phần màng tế bào của các vi khuẩn trong chế phẩm sinh học kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh của tôm; (3) các enzym và các thành phần kháng khuẩn tạo ra từ chế phẩm sinh học sẽ triệt hại các vi khuẩn truyền bệnh.

Scholz (1999) đã cho thấy các loại men S. cerevisiae và Phaffia rhodozyma giúp nâng cao sức đề kháng chống vibriosis. Màng tế bào là một nguồn giàu các chất glucans và mannans giúp kích thích hệ miễn dịch do chứa nhiều nucleotides, vitamin và vi khoáng là những chất bổ dưỡng cơ bản giúp nâng cao chức năng của hệ miễn dịch.

Kết luận

Các bệnh của tôm là khó khăn duy nhất tác động lên lợi nhuận và sự tiến triển của hoạt động nuôi trên thế giới. Phòng chống bệnh là một thách thức lớn. Con tôm mặc dù có một hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng lại bệnh, nhưng chúng còn có một hệ miễn dịch thích nghi tuy chưa hoàn thiện để chống đỡ sự truyền nhiễm. Con tôm có khả năng kém trong việc chống trọi với bệnh truyền nhiễm do vi rút. Các chất kháng sinh cũng chưa tác động triệt để, mà lại còn bị cấm sử dụng tại phần lớn các nước trên thế giới. Như vậy, việc tập trung bảo vệ sức khỏe con tôm là bảo vệ môi trường sinh sống ? loại trừ các sinh vật gây bệnh và mang nguồn bệnh trong hệ thống nuôi. Quản lý môi trường giúp giảm thiểu stress đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh. Phát triển một hệ thống an toàn sinh thái rõ ràng và quản lý hệ thống nuôi tôm tránh mọi stress đó là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Cải thiện khả năng bảo vệ của vật nuôi là một phần của bất kỳ chương trình thực hành quản lý nuôi tôm khỏe.

Tăng cường hệ miễn dịch bằng các chất bổ dưỡng và chất kích thích có vai trò quan trọng giúp cải thiện khả năng bảo vệ của tôm. Chế phẩm sinh học đóng một vai trò hiệu quả trong việc tăng cường khả năng bảo vệ. Các chất bổ dưỡng được tìm thấy trong nuôi tôm gồm có vitamin C, acid béo w-3, phosphotidyl choline, và astaxanthin. Các chất bổ dưỡng khác có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch gốm có nucleotides, vitamin E và selenium. Hợp chất kích thích hệ miễn dịch của tôm phần lớn được chiết suất từ màng tế bào của những sinh vật đơn bào.

Lipopolysaccharides và glucans đã cho thấy rất hiệu quả trong việc chống nhiễm bệnh, tuy nhiên tác dụng của glucans có phần hạn chế. Peptidoglycan và fucoidan cũng cho thấy có hiệu quả chống nhiễm bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu còn giới hạn và việc sử dụng còn tốn kém. Mannan oligosaccharides đã cho thấy có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe của súc vật, tuy nhiên những nghiên cứu trên con tôm hiện còn đang tiếp tục.

Nguồn: Cong Ty Cong Nghe Sinh Hoc ATC, Q. Binh Thanh, TP Ho Chi Minh

VIETLINH PTE. Official Homepage

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang