• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm đã kéo theo việc suy giảm sản lượng trên toàn thế giới mà nguyên nhân chính là việc bùng phát dịch bệnh, chủ yếu là vi khuẩn phát sáng Vibrio và vi khuẩn đốm trắng. Tình trạng này gần như chắc chắn có sự trợ giúp của những việc như nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao. 

Trong năm 2002, Cộng đồng Châu Au và Hoa Kỳ bắt đầu kiểm tra và trả về nhiều sản phẩm tôm nhập khẩu do có dư lượng các chất chloramphenicolnitrofurans đã bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm tại Châu Au và Hoa Kỳ. Tuy nhiên có sự không nhất quán về các chỉ tiêu kiểm tra giữa Hoa Kỳ và Châu Au. Việc Châu Au đưa ra mức dư lượng bằng không đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu đã dẫn tới nhiều tranh chấp quốc tế về thương mại. 

Ngày nay chế phẩm sinh học là một công cụ quản lý đã có được nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi tôm trên thế giới. Chế phẩm sinh học đã được chấp thuận rộng rãi để khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi tôm, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh dịch. Ngoài ra, còn giúp hạn chế việc sự dụng kháng sinh hay hóa chất mà vẫn còn được cho phép tại một vài khu vực. Ngược lại với các kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn và bền vững đối với người nuôi và người tiêu dùng. 

Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Giáo sư Fuller R. (1989) định nghĩa như sau: thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn sống và có tác động hữu ích lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó. Định nghĩa này có thể mở rộng thêm như sau: sự nuôi dưỡng các vi sinh vật hoàn toàn tự nhiên và có tác động tích cực khi được đưa vào điều kiện ao nuôi. Từ chế phẩm sinh học (probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ pro có nghĩa là dành cho và biosis có nghĩa là sự sống. Thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao. 

Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh, nhưng không diệt được tận gốc vấn đề. Ngoài ra, việc điều trị bằng kháng sinh và hóa chất, đặc biệt khi dùng quá nhiều hóa chất sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi trong nước ao, chứ không chỉ các vi khuẩn gây bệnh, Các kháng sinh và hoá chất không thể sử dụng để phục hồi sự suy giảm chất lượng nước và môi trường sinh thái. 

Ngược lại, có rất nhiều phương cách khác nhau tham dự vào quá trình sinh học trong ao nuôi. Nhiều lợi ích cho toàn bộ hệ thống có thể đạt được khi sử dụng những chế phẩm sinh học có chất lượng tốt. Hiệu quả của một chế phẩm sinh học được đánh giá theo số lượng vi khuẩn có ích trong 1 gr; khả năng vi khuẩn sống lại và số lượng vi khuẩn sống lại; và thời gian vi khuẩn tái hoạt động khi được đưa vào ao nuôi. 

Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có một vai trò cực kỳ quan trọng để phân hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi. 

Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, acids aminoglucose được giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích. Thành phần vô cơ của nitrogen như ammonia, nitritenitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng nước và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm sẽ tăng lên về tổng thể. 

Chế phẩm sinh học làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học (những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn lây bệnh); tạo ra sự sống (các vi khuẩn sẽ phát triển trong nước) và xử lý sinh học (phân hủy các chất hữu cơ trong nước bằng các vi khuẩn có ích). 

Các khuyến cáo đề xuất sử dụng chế phẩm sinh học phải được thực hiện cả trong ao nuôi, trong ao chứa và toàn bộ chu kỳ sản xuất con giống. Chế phẩm sinh học được sử dụng liên tục trong ao nuôi sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan. Chế phẩm sinh học có tác dụng tốt trong một hệ thống kín, lượng nước thay đổi không vượt quá 20% đối với ao nuôi và không vượt quá 40% đối với bể giống (Chế phẩm sinh học rất thích hợp trong toàn bộ giai đoạn sản xuất giống PL). Cần linh hoạt trong khi sử dụng chế phẩm sinh học, khi rủi ro lây bệnh cao thì cần tăng liều sử dụng định kỳ. 

Chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị bệnh và bao gồm các lợi ích như: tăng sản lượng; tăng trọng lượng con tôm; giảm các bệnh nguy hại và khả năng mắc bệnh; loại bỏ việc sử dụng kháng sinh; cải thiện tác động môi trường; cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn; giảm việc thay nước; phân hủy các chất hữu cơ; loại bỏ ammonia và các hợp chất của nitrogen vàgiảm mùi hôi. 

Trong quá trình liên tục tăng trưởng kinh tế sự cần thiết bảo vệ môi trường không chỉ ở từng vùng mà còn trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động nuôi tôm cùng với việc tăng sản lượng và số vụ nuôi trong năm thì phải đảm bảo hạn chế tối thiểu những tác động lên môi trường sinh thái. 

Sử dụng chế phẩm sinh học là việc áp dụng công nghệ sinh học giúp nâng cao và đảm bảo sản lượng nuôi mà đã được công nhận rộng rãi như phương thức điều trị tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng các kháng sinh. Các sản phẩm sinh học hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động nuôi tôm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi.  

Bảng tóm lược lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tính chất nước ao nuôi tôm:

 

Tính chất nước

Lợi ích của BZT

Độ mặn

0 40 ppt

pH

6.5 9.0

Nhiệt độ

25 O C 35 O C

Độ kiềm

> 80 ppm

Độ trong

30 40 cm

Màu sắc

Xanh lạt xanh nâu

DO

> 3.5 ppm

Tổng Ammonia

< 1.0 ppm

Nitrate

< 0.2 ppm

P

> 0.5 ppm

Tổng vi khuẩn và Vibrio spp.

Khống chế

Tổng vi khuẩn phát sáng

Khống chế

Tảo có ích

60- 90%

Nguồn: Cong Ty Cong Nghe Sinh Hoc ATC, Q. Binh Thanh, TP Ho Chi Minh

VIETLINH PTE. Official Homepage

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang