• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Cùng với việc thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong các khâu nghiên cứu, sản xuất giống, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Thoại Sơn, tỉnh An Giang) còn chú trọng thực hiện ứng dụng công nghệ vi sinh tạo ra chế phẩm sinh học để xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng, nhằm  tạo nguồn phân bón hữu cơ bón trả lại cho ruộng lúa, giúp giảm chi phí sử dụng phân hóa học, góp phần nâng cao dinh dưỡng cho đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

61t4.jpg

Rơm được đóng bánh để lưu trữ sử dụng

PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết, sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ cho ra nhiều khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Để giảm thiểu khí thải trong việc xử lý rơm rạ, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành đã sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất.

Để có thể xử lý rơm rạ trả về cho đất, chế phẩm sinh học Trichoderma là chế phẩm được sử dụng chủ yếu. Trichoderma là dạng bột hòa tan, được phun xịt trực tiếp vào bề mặt rơm rạ, giúp xử lý nhanh rơm rạ, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện tại, hầu hết các ruộng lúa đều được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ nằm rải rác đều trên mặt ruộng. Để xử lý rơm rạ đạt hiệu quả cao, sau khi phun chế phẩm Trichoderma (chế phẩm đã được xử lý theo quy trình) đều vào rơm rạ, cho máy vào cắt nhuyễn rơm rạ. Sau đó, cày trộn đều đất, đảm bảo cho rơm rạ được cày vùi kỹ vào đất. Tiếp theo, cho nước vào ruộng và dùng máy xới trục và trạc lại cho bằng phẳng mặt ruộng, rồi tháo cạn nước cho ráo mặt ruộng. Hoàn tất quá trình, để ruộng trống từ 5 đến 7 ngày, sau đó mới cho nước vào sạ lúa vụ mùa kế tiếp.

Thông thường 1 héc- ta đất ruộng sau thu hoạch sẽ cho ra khoảng 5 tấn rơm. Nếu biết tận dụng, nguồn phụ phẩm này cũng mang lại lợi ích kinh tế không kém hạt lúa. Rơm rạ ngoài việc được dùng chế phẩm sinh học để xử lý làm phân hữu cơ trả về cho đất sản xuất, còn được dùng máy cuốn rơm để đóng bánh hoặc phun dung dịch urê ủ yếm khí dự trữ để nuôi bò hay dùng làm nguyên liệu để trồng nấm rơm công nghệ cao.

* Phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để, biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng để rải lại trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng làm chất che phủ cho nhều loại cây trồng. Phương pháp này vừa giảm lượng khí cacbon thải ra môi trường, vừa có thể tận dụng rơm rạ để mang lại lợi ích kinh tế.

* Trichoderma có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng. Nó tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây khỏe hơn và ăn sâu xuống lòng đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ. Trichoderma bám vào các đầu rễ cây tạo thành một lớp bảo vệ, giúp rễ cây tránh được sự xâm nhập của các loại nấm bệnh, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng năng suất cây trồng.

MỸ LINH - Báo An Giang, 18/03/2015

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang