• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một số điều cần khắc phục khi chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản

Thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi một số rộng, ruộng nhiễm mặn, năng suất cây lúa thấp sang nuôi trồng thủy sản, nhiều địa phương đã thu được kết quả đáng mừng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Song vừa qua, quá trình thực hiện đã và đang xuất hiện nhiều khó khăn. Ao, hồ đào diện tích nhỏ, không có quy hoạch, không có mương tưới, mương tiêu; ao mới đào chưa được cải tạo còn chua phèn đã đưa tôm, cá vào nuôi, dẫn đến chết hàng loạt, gây nhiều thiệt hại cho nông dân, ngư dân.

Để khắc phục tồn tại trên, thời gian tới các địa phương và ngư dân cần thực hiện tốt một số biện pháp trong việc chuyển đổi cơ cấu ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản.

Phải có quy hoạch cụ thể từng vùng lớn.

Các địa phương quy hoạch từng vùng lớn trước, tạo cơ sở cho từng xã, từng thôn quy hoạch vùng nhỏ dựa trên các điểm chính sau:

- Trên cơ sở mương lấy nước vào và mương tiêu nước đi, có hệ thống cống điều tiết chung của vùng lớn.

- Diện tích các ao, đầm định đào phải có diện tích từ 0,5 - 1 ha để có đủ điều kiện thâm canh sau này.

- Độ sâu ao tùy từng vùng, nếu chua mặn thì đào nông 0,5-0,6m, cần đắp ao bờ. Ngược lại nếu không chua mặn thì đào sâu hơn.

- Những vùng nuôi tôm, có thể quy hoạch vùng nuôi tôm khép kín: Có ao lắng lọc (30%) ao nuôi tôm riêng biệt, không thải nước ra biển làm ô nhiễm môi trường.

- Những vùng rộng lớn giao ổn định cho dân đốt gạch xây bờ ao, mương tưới, mương tiêu kiên cố, có đường điện, đường giao thông đi lại dễ dàng.

Tổ chức thi công từng bước.

Quy hoạch chung được chính quyền các cấp phê duyệt, tiến hành thi công từng bước.

- Một xã cho thành lập tổ chỉ đạo thi công, cho đấu thầu làm các trục chính đường mương, đường điện, cống lớn. Giao cho nông dân tự đào ao, đóng gạch xây bờ, có sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước, theo quy hoạch chung của xã.

- Ao, đầm đào sâu 0,6-1m đắp lên thành bờ (đất thừa quật lên thành bờ) trồng cây ăn quả. Đối với vùng chua phèn phải đắp đất màu hai bên, đất chua, phèn chảy xuống ao, không nên đào sâu.

- Làm cuốn chiếu từng vùng nhỏ, làm đến đầu cải tạo sử dụng ngay đến đó.

Cải tạo ao, đầm xong mới sử dụng nuôi tôm, cá.

Các ao, đầm khi mới chuyển đổi cơ cấu từ ruộng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản, phải được cải tạo theo các bước sau mới sử dụng vào nuôi thủy sản.

* Cải tạo đáy ao:.

+ Ao, đầm được đào đắp lên:.

Đáy ao chưa có mùn và bùn; nước chua, phèn còn dồn lại ở đáy. Phải cho nước mới vào rồi tháo đi 2-3 lần rửa hết chua phèn (pH thường là 4,5-5), có thể cày, bừa lên cấy 1-2 vụ lúa. Sau khi thu hoạch, cho dập rạ xuống để tạo mùn cho đáy ao, nâng độ pH lên 6-7. Trước khi đưa vào nuôi tôm, cá, ao phải được tát cạn, tẩy, dọn kỹ, dùng 20 kg vôi bột/100 m2, vôi bột rắc khắp đáy để khử chua, diệt cá tạp, lọc nước vào bón lót 150kg phân chuồng/100m2 rồi mới nuôi cá, tôm.

* Cải tạo bờ ao:.

Ao, đầm mới đào, đất mới đắp lên bờ còn chua phèn, đến mùa hè nắng nhiều làm cho chua phèn bốc rộp lên, khi mưa rào lớn nước dồn chảy xuống ao, đầm kéo theo chua phèn làm cho pH từ 7 có thể giảm xuống 4-5, gây xốc, tôm, cá chết hàng loạt. Vậy sau khi cải tạo đáy phải tiến hành cải tạo bờ bằng cách dùng vôi bột rắc khắp mặt và mái xoải bờ, cũng có thể xẻ 2 bên mái bờ 1 rãnh rộng 20-30cm, sâu 0,4m, dùng vôi bột rắc vào đó, khi mưa nước chua phèn chảy vào rãnh sẽ khử chua phèn. Dùng cỏ rác hoặc trồng cỏ, rau xanh phủ trên mặt bờ để ngăn nước mưa làm xối phèn, chua xuống ao.

Từng hộ gia đình, từng địa phương, thôn, xã, huyện, tỉnh cần thận trọng, có quy hoạch, có biện pháp làm từng bước vững chắc, tránh quá nhiệt tình, không hiểu biết kỹ thuật, sẽ làm cho chủ trương đúng hóa sai, hiệu quả kém.

 

Theo Thông tin Khoa học Công nghệ Kinh tế Thủy sản - E-An Giang, 13/10/2003

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang