• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tôm thế giới

Bài viết của Rubicon Resources đăng trên Thai Organic Shrimp

* Nhu cầu tôm của Trung Quốc tăng đều mỗi năm
* Thương lái Trung Quốc mua tôm trực tiếp tại ao ở các nước láng giềng
* Sự gia tăng thu mua của Trung Quốc làm giá tôm tăng cao và biến động.

Trung Quốc đã trở thành nhân tố lớn nhất trên thị trường thủy sản thế giới. Chỉ một sự giảm tốc trong ngành sản xuất tôm Trung Quốc và sự gia tăng nhu cầu đã dịnh hình lại dòng lưu chuyển tôm toàn cầu. Sẵn tiền mặt trong tay, thương lái Trung Quốc thâm nhập vào các nước Đông Nam Á, đến tận các nguồn sản xuất tôm tập trung, đánh bạt phần lớn các nhà nhập khẩu phương Tây.

Sự gia tăng nhu cầu nội địa Trung Quốc

Trung Quốc đã phát triển ngành nuôi thủy sản hàng ngàn năm qua, và có quy mô sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới.

Năm 2015, Trung Quốc sản xuất 47.6 triệu tấn thủy sản nuôi trồng – nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới. Mặc dù một số chuyên gia nghi ngờ Trung Quốc thổi phồng số liệu sản xuất, nhưng rõ ràng Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ thủy sản nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Thủy sản luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc, sự gia tăng nhanh chóng số lượng của tầng lớp trung lưu đã đẩy mức tiêu thụ tôm Trung Quốc lên đỉnh cao chưa từng có. Từ 2005 – 2015, mức tiêu thụ tôm của Trung Quốc tăng ở mức 123% một năm, đạt 1.6 triệu tấn/năm. Cũng trong quãng thời gian đó nhập khẩu tôm tăng mạnh, xuất khẩu tôm giảm dần. Ngày nay, Trung Quốc là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới.

Thêm vào đó, nhu cầu theo thời điểm Tết âm lịch tác động mạnh đến giá và khả năng cung cấp. Ăn cá vào năm mới là biểu tượng cho sự sung túc, từ “phong phú” trong tiếng Trung (Fēngyù) đồng âm với cá (Yú). Vào thời điểm giáp Tết 2017, một số loài tăng giá đến 50%.

Xu hướng mua mới

Để thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp giàu có, thương lái thâm nhập vào các nước láng giềng, cả Ấn độ, thậm chí Nam Mỹ để thu mua nguyên liệu thô. Không như các nhà buôn phương Tây, người Trung Quốc đến mua trực tiếp tại ao tôm hoặc các nhà máy nhỏ, chứ không mua của các nhà máy chế biến lớn. Trong khi nhà máy lớn sẽ trả chậm cho nông dân trong một tháng, người Trung Quốc đề nghị trả chậm từ 24 tiếng đến 1 tuần. Vào những thời điểm thiếu hụt nghiêm trọng tại Trung Quốc, thương lái sẽ trả tiền mặt tại chỗ với giá cao hơn thị trường và thuê nhà máy chế biến để tăng tốc độ xuất hàng.

Các nhà máy nhỏ có thể tiết giảm chi phí, tăng lợi nhuận khi xuất hàng đi Trung Quốc. Ít kiểm tra chất lượng, không yêu cầu sản xuất bền vững, khiến cho thương lái Trung Quốc là người mua dễ tính trong mắt các nông dân hoặc nhà máy chế biến nhỏ. Vì vậy, nông dân Đông Nam Á không còn quan tâm đến đầu tư cho sản xuất bền vững, truy xuất nguồn gốc hay quản lý chất lượng, phục vụ cho thị trường khác. Hậu quả là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lớn khan hiếm và đắt đỏ.

Một khó khăn lớn cho thương lái Trung Quốc là thuế nhập khẩu đối với tôm nuôi. Để né thuế, thương lái đem tất cả tôm nhập khẩu về cảng Hải phòng và chuyển bằng đường bộ đến Móng Cái – Quảng Tây. Riêng Việt nam có 600 công ty thủy sản chuyên xuất hàng đi Trung Quốc. Để cung ứng cho hàng xuất Trung Quốc, các công ty Việt Nam thường nhập hàng của các nước khác, nhất là Ấn độ.

Trung Quốc tác động mãnh liệt vào thị trường tôm thế giới do quy mô quá lớn của sức mua, và do mô hình thu mua trực tiếp tại ao. Ở những nước như Thái lan, Ấn độ (dù không ăn tết âm lịch) nhưng giá trở nên cao chót vót và nguyên liệu khan hiếm ở thời điểm này trong năm.

Kết luận

Trung Quốc không còn khả năng cung ứng nội địa nhu cầu tôm. McKinsey & Company ước lượng thu nhập của dân cư đô thị Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2022. Gia tăng thu nhập liên hệ trực tiếp với gia tăng tiêu thụ protein động vật. Sự thiếu hụt tăng trưởng của ngành thủy sản nội địa Trung Quốc thúc đẩy các thương lái tăng mạnh tính cạnh tranh trong thu mua nhằm đảm bảo nguồn cung. Mang tiền mặt đi thu mua tận ao, thương lái Trung Quốc đang làm giá nguyên liệu tăng cao và góp phần vào sự gián đoạn của thương mại toàn cầu.

Bao Nguyen dịch
Nguồn: https://medium.com/sustainable-seafood/how-china-impacts-the-global-shrimp-market-5474a214efb2

Bảo Cần Giờ © 1/12/2017

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang