• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chữa bệnh cho tôm bằng thảo dược

Bà con nuôi tôm, ai có tôm bệnh, đặc biệt là bệnh gan tụy chết sớm EMS, vào đây, Bảo - Cần Giờ sẽ tư vấn và chữa trị miễn phí. Thảo dược - Bảo Cần Giờ đã điều trị hiệu quả cho nhiều ao tôm của các thành viên trong group. Lần đầu tiên trị dứt bệnh, không mất tiền. Từ lần thứ hai trở đi mới phải mua.

Xin lưu ý, chỉ những ao tôm nhỏ nuôi dưới 300.000 post hoặc tôm lớn dưới 200.000 con, được miễn phí. Những ao siêu thâm canh mật độ cao, thả nhiều, thì chủ ao cần chia sẻ chi phí với Bảo Cần giờ.

Thảo dược Bảo - Cần Giờ là những chiết xuất cây cỏ dược liệu cổ truyền mang các đặc tính diệt khuẩn, ức chế sinh sản của vi khuẩn, virus, chữa bệnh và đặc biệt là không gây tồn dư kháng sinh

Thuốc dùng để cho ăn: cách tính dựa trên khối lượng tôm dưới ao, giả sử ao có 500 kg tôm, ăn mỗi cữ 5 kg, thì dùng thuốc 500 g, chia ra 3 lần, mỗi lần 170 g. Hoà 170 g mật rỉ với 170 g thuốc, pha vào nước ấm rồi rưới lên 5 kg thức ăn, vò đều. Để khô, áo lại bằng lecithin hoặc chất kết dính hoặc chuối xay, để thuốc không bị trôi ra nước. Cho ăn 3 ngày, mỗi ngày 1 cữ thuốc. Thuốc dùng không phân biệt ngày tuổi từ 20 ngày trở lên là dùng được, trị bệnh thì 3-7 ngày liên tiếp, phòng bệnh thì dùng 2 ngày liên tiếp, 2-3 tuần phòng bệnh 1 lần.

Bệnh gan tụy EMS: tôm chuyển màu vàng, bơi vòng vòng rồi búng lên, chết lác đác, con chết chuyển màu vàng cam, gan tụy chảy nhão, thân nhão. Nếu tôm còn ăn còn cứu được, dùng Thảo dược 4 của Bảo Cần giờ.

Bệnh phân trắng: bệnh này không làm chết tôm nhiều nhưng tôm su, ốp thân, mềm vỏ, mất khối lượng, hao hụt năng suất mất một nửa. Bệnh do tôm nhiễm độc tảo lam, các khuẩn tím (cyanobacteria) tiết ra chất độc, đường ruột tôm chống lại chất độc bằng cách hoá lỏng phần mỡ của thành ruột, trôi ra theo phân, do đó phân có màu trắng nổi trên mặt nước. Dùng thảo dược 7 của Bảo Cần giờ, sau đó bồi dưỡng vi sinh thức ăn chứa Bacillus Subtylis, Lactobacillus spp, Saccharomyces spp, các enzyme ... để cân bằng lại đường ruột tôm. Vi sinh thức ăn của Bảo Cần giờ có đầy đủ các lợi khuẩn trợ tiêu hoá và enzyme.

Nhưng cái gốc của vấn đề là phải diệt tảo để phòng bệnh.

Nếu dùng Thảo dược 4 thì có thể vừa trị EMS vừa trị phân trắng, nhưng Thảo dược 4 đắt tiền hơn Thảo dược 7.

Phòng bệnh phân trắng cách tốt nhất là diệt tảo từ ngày thứ 30: Dùng EDTA Đồng 60g cho 1000 m³ nước ao, hoặc sulphate đồng 60g cho 1000 m³. Sau 10 ngày làm lại lần nữa. Tảo sẽ rụng dần trong 20 ngày. Đánh vi sinh ao và mật rỉ để thay thế mật độ tảo bằng vi sinh.

Về bệnh đốm đen: một số bạn inbox hỏi mình về đốm đen, xin ghi ra đây để mọi người tham khảo. Bệnh do nước dơ, nồng độ NH4, NO2 cao làm tôm yếu nhiễm khuẩn. Bệnh không làm tôm chết nhiều, chết lác đác, những con bị đốm đen ăn sâu vào thịt, không lột được chết. Số tôm chết tăng dần theo nồng độ NO2 hoặc NH4. Khi NH4 lớn hơn 2 mg/l hoặc NO2 lớn hơn 10 mg/l khoảng 3-4 ngày thì tôm sẽ chết hàng loạt đến hết ao.

Trị bệnh: cách duy nhất là diệt khuẩn bằng Virkon (potassium monopersulfate) 3 kg/1000 m³ nước ao, sau đó thay nước 30% mỗi ngày, thay nước trong một tuần đến 10 ngày cho đến nồng độ NO2 về dưới 2 mg/l, NH4 = 0. Diệt khuẩn lần nữa bằng Virkon.

Số tôm bị đốm đen nặng sẽ chết hết, những con bị nhẹ đốm bông, sau khi lột sẽ hết bệnh. Sau đó cấy vi sinh mật rỉ trở lại. Nếu NH4 tăng trên 1 mg/l thì dùng zeolite 50 kg/1000 m³. Sau đó đánh thêm mật rỉ 20 kg/1000 m3. Nhớ luôn luôn phải giữ NH4 = 0 bằng zeolite. Tăng kiềm bằng soda lạnh (bicar), bù khoáng nếu độ mặn dưới 5 ppt. Người nào bán thuốc trị đốm đen mà không phải xử lý nước là nói dóc, mua thuốc xong xài vẫn chết hết nguyên ao.

Vi khuẩn Nitrosomonas bấy lâu nay được coi là lợi khuẩn để oxy hoá NH4 thành NO2 và vi khuẩn nitrobacter sẽ oxy hoá NO2 thành NO3 vô hại. Tuy nhiên, nitrosomonas hoạt động tối ưu ở pH 8, trong khi nitrobacter hoạt động tối ưu ở pH 7. Trên thực tế ao tôm có pH khoảng 8, nitrosomonas hoạt động mạnh hơn nitrobacter 1000 lần, do đó ao càng ngày nồng độ NO2 càng lên cao. Phải coi nitrosomonas là kẻ thù của ao tôm. Trên thị trường toàn bộ các sản phẩm được quảng cáo giảm NO2, đều chứa hàm lượng nitrosomonasnitrobacter bằng nhau, càng dùng thì NO2 càng cao. Để giảm NO2 phải dùng nitrobacter đơn chủng.

Ao tôm nuôi theo quy trình biofloc không thay nước, nếu quản lý chất lượng nước tốt thì sẽ gặp vấn nạn này từ ngày 70 trở đi do nitrosomonas có trong tự nhiên số lượng rất ít, sau 70 ngày sẽ phát triển mạnh đến mức gây NO2 tăng cao. 

Còn quản lý chất lượng nước không tốt hoặc có dùng nitrosomonas sẽ bị NO2 cao từ ngày 30.

Phòng bệnh: phòng tái phát trở lại dùng Thảo dược 4, và giữ nước ao có nồng độ NH4 = 0 , NO2 nhỏ hơn 5 mg/l, quá 5 phải thay nước 2-3 ngày liên tiếp. Cấy vi sinh nitrobacter và các lợi khuẩn khác. Bà con liên hệ với Bảo Cần giờ về Nitrobacter đơn chủng.

Cách đo NO2: test kit API rẻ, đo chính xác nhất, nhưng khoảng chính xác là từ 0 - 1 mg/l, lớn hơn nữa, mẫu đo sẽ màu đỏ mà mắt thường không phân biệt được. Ta pha loãng nước ao bằng nước uống đóng chai, pha loãng đến khi nào kết quả ở mức 0.25 - 0.5 mg/l. Lấy kết quả, nhân với số lần pha loãng.

Bà con muốn được chữa trị, vui lòng trả lời thật chi tiết các câu hỏi sau:

Địa chỉ ở đâu? Ao bạt hay ao đất?
Ao diện tích bao nhiêu? Mấy dàn quạt? Có oxy đáy không?
Thả bao nhiêu post, được bao nhiêu ngày?
Kích cỡ tôm bao nhiêu con/kg? Một cữ ăn bao nhiêu kg?
Nước ao sạch hay dơ, có nhiều tảo không?
Các biểu hiện bệnh của tôm, số lượng tôm rớt đáy? Thời gian nào?

Bảo - Cần Giờ dựa trên các dữ kiện đó sẽ trả lời bà con. Xin phép không trả lời những tin nhắn đại loại như "Cho xin 1 suất" hay "Cho em thử với".

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 17/12/2017

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang