• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Diệt giáp xác

Đầu năm mới, nói chuyện cũ. Nhìn lại ngày xưa cách đây 10-15 năm, hoá chất, thuốc men, kháng sinh chưa có bán đại trà, vậy mà người ta nuôi tôm cứ trúng ầm ầm. Đại gia phất lên mua nhà đất, sắm xe sang. Rồi cũng những đại gia đó thất bại liên tiếp, rồi nhà đất cũng bị tôm ăn hết.

Theo tôi, đó là hậu quả của decis, fatac, alfa cua… nói chung là các thương hiệu diệt giáp xác có xuất xứ từ cypermethrine, chất này là thuốc diệt côn trùng dùng trong trồng trọt, bà con nuôi tôm dùng vô tội vạ, không những ảnh hưởng đến mình, tôm nhà mình ốm yếu nhiễm bệnh, mà ô nhiễm cả khúc sông gần nhà, ai lấy nước vào, nuôi cũng bị bệnh theo. Chưa kể mấy cậu nhỏ đi đóng đáy, rình rình không thấy ai, đổ hàng chục chai thuốc sâu xuống sông, rồi đi khua khua bắt bắt tôm càng, tôm bạc. Bà con nuôi tôm không biết, lấy nước vào nuôi tôm, rồi ôm hận mà không biết tại sao.

Nhớ ngày đó mấy bác Cà Mau, bó cành mắm thả xuống ao tôm, vụ nào cũng trúng rần rần, bà con nuôi tôm ao đất nên quay về kinh nghiệm cũ, tuyệt đối tránh xa mấy thứ diệt giáp xác, côn trùng, rồi bó cành mắm, cắm vào ao tôm, nếu không thì bỏ lá mắm vào túi lưới rồi thả xuống góc ao. Kinh nghiệm này rất hữu hiệu dưới góc độ khoa học. Trên thân và lá mắm là 1 quần xã những vi sinh vật có lợi, dùng nó khỏi phải đánh vi sinh. Lá mắm khi phân hủy, cung cấp hydratecarbon cho ao tôm, khỏi phải dùng mật rỉ. Trong rừng ngập mặn, cây mắm và cây đước là cây chủ yếu, nó cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ hệ sinh thái. Cây đước thì vỏ cây và lá cây nhiều chất chát tannin, diệt khuẩn tốt nhưng không nên bỏ vào ao tôm. Ngược lại lá cây mắm nhiều đạm, ít chất chát tannin là chất bổ dưỡng cho giáp xác chân chèo (copepod), luân trùng, giun ít tơ, giun nhiều tơ… những sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho tôm. Sử dụng lá mắm trong ao tôm làm tăng cường thức ăn tự nhiên cho tôm, mà không làm giảm chất lượng nước. Chất tannin trong lá cây ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, trong khi các vi khuẩn có lợi là các vi khuẩn đã cộng sinh trên cây, lá, nên vẫn phát triển tốt trong ao.

Hãy sống chung với tạp, nếu loại bỏ, hạn chế nó, thì bằng phương pháp không gây hại như lắng lọc.

Do cypermethrin gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất thủy sản và nông nghiệp nên ngày 16/01/2012 Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT cấm sử dụng cypermethrin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Bảo Cần Giờ © 25/2/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang