• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Diệt khuẩn định kỳ - một thói quen tai hại

Một bạn kỹ sư thủy sản, quá đau đầu vì chuyện diệt khuẩn liên tục nhưng Vibrio phát sáng vẫn hoành hành, hỏi mình

____________________________

Dạ chú Bảo ơi cho con hỏi: 2 vấn đề sau liên quan đến ao nuôi độ mặn 30-35%o không có nước ngọt:
1. Phương pháp xử lý nước phát sáng như thế nào, cái này thường xuyên xảy ra khi nuôi tôm độ mặn cao?
2. Ủ men vi sinh khi đưa xuống ao độ mặn cao...hiệu qủa như thế nào?
Mong chú chia sẻ giúp...!

____________________________

Tra cứu cụm từ “diệt khuẩn định kỳ” trên google thì ra hàng vài trăm kết quả, hầu hết nằm trong hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng. Các công ty nhập thuốc sát trùng về đóng chai bán, mong bà con xài càng nhiều càng tốt, nên luôn luôn có cụm từ “diệt khuẩn định kỳ” trong hướng dẫn sử dụng.

Để diệt khuẩn ở mức 100% người ta thường dùng clorine nồng độ 30 kg cho 1000 m3, tuy nhiên đánh clorine chỉ dùng cho nước đầu vụ, không có tôm. Khi có tôm, mọi phương pháp diệt khuẩn để tôm vẫn sống, thì hiệu quả diệt khuẩn chỉ 90-99% hoặc tối đa 99.99%. Khi đó với 0.01% còn sót lại, vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh sôi nảy nở với số lượng như cũ trong vòng 2 ngày. Trong khi các vi sinh có lợi chết gần hết, số còn lại sinh sản chậm, vi khuẩn gây bệnh không còn đối thủ sẽ phát triển mạnh hơn cả lúc trước khi diệt khuẩn. Không còn lợi khuẩn hỗ trợ, môi trường chỉ toàn hại khuẩn Vibrio, tôm không bệnh mới là chuyện lạ.

Tùy theo giai đoạn phát triển, Vibrio có những lúc trong giai đoạn phát triển bùng nổ, sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 30 phút. Đối phó với khá năng sinh sản này, chỉ có các loài lợi khuẩn Bacillus, cũng có cùng tốc độ tăng trưởng. Bacillus sản sinh ra chất kháng sinh tự nhiên polysaccharide, enzyme ngoại bào, có khả năng đàn áp được Vibrio.

Trên ao của tôi, chưa bao giờ, tôi diệt khuẩn định kỳ. Ngoại lệ, khi NO2 tăng lên quá cao: 10 mg/l, chứng tỏ Nitrosomonas bùng phát quá mạnh, biến NH4 thành NO2, vì vậy cần thay nước, cho NO2 giảm, sau đó diệt khuẩn.

Dùng 1 kg Virkon A cho 1000 m3, 
hoặc cách rẻ tiền hơn : 
mua PVP Iodine bột nguyên chất giá 280.000 đ/kg, về pha 1 kg với 5 lít cồn, dùng 1 lít dung dịch iodine này cho 3000 m3.

Sau khi diệt khuẩn bằng Virkon 6 tiếng thì đánh vi sinh xuống, đánh 2-3 ngày liên tiếp. Nếu diệt khuẩn bằng iodine thì sau 24 tiếng, đánh vi sinh xuống, đánh 2-3 ngày liên tiếp..

____________________________

Bà con chú ý, trên xét nghiệm đĩa thạch Chromagar mà các nơi xét nghiệm đang dùng, Vibrio parahaemolyticus gây bệnh gan tụy cho tôm có màu tím, Vibrio vulnificus và Vibrio cholerae có màu xanh lá, tuy nhiên 2 loài có màu xanh lá này chỉ gây bệnh đường ruột cho người mà không gây bệnh cho tôm. Các nơi xét nghiệm vẫn thường hay kết luận có khuẩn đường ruột, thế là bà con đè ao ra diệt khuẩn, rồi xách 1 đống kháng sinh cho tôm ăn, trong khi con tôm vẫn khoẻ mạnh, cuối cùng sau đợt diệt khuẩn, ăn kháng sinh, con tôm không bệnh trở nên bệnh thật.

Xin nhớ khuẩn xanh lá gây bệnh đường ruột cho người, không gây bệnh cho tôm

____________________________

Như đã nói trên, có 2 loại đĩa thạch phổ biến là đĩa Chromagar và đĩa TCBS.

1. Đĩa Chromagar xác định:

Vibrio Parahaemolyticus (khuẩn bệnh gan ở tôm) – màu tím

Vibrio Vulnificus / Vibrio Cholerae (khuẩn gây bệnh đượng ruột ở người, ko gây bệnh cho tôm) – màu xanh lá

V.alginolyticus (khuẩn gây bệnh phân trắng cho tôm) – không màu

2. Đĩa TCBS xác định:

V. parahaemolyticusV.vulnificus (một loại gây bệnh cho tôm, 1 loại gây bệnh cho người) – màu xanh lá

V.choleraeV. alginolyticus (một loại gây bệnh cho người, 1 loại gây bệnh cho tôm) màu vàng

Dùng đĩa TCBS không thể phân biệt được Vibrio nào gây bệnh cho người, loại nào gây bệnh cho tôm. Hơn nữa thao tác trên TCBS rất dễ làm sai lệch kết quả rất nhiều, nếu thao tác không chuẩn.

____________________________

Một nghiên cứu từ cách đây 20 năm, cho thấy bacillus áp chế Vibrio

Xem thêm: https://drive.google.com/file/d/1NaG_lp8nESLpS9BNHuHmc7fNkeLiAzAd/view

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 14/5/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang