• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Enzyme - Tiến đến nền chăn nuôi thế kỷ 21 (Phần 2)

Tôm là loài săn mồi ăn động vật khác, nên khẩu phần của tôm tự nhiên đa số là chất đạm, chất chitin, là thân vỏ của các loài động vật khác, vì vậy tôm có các protease tự thân, là enzyme để tiêu hoá protein, chitinase để tiêu hoá chitin, lipase để tiêu hoá chất béo lipid. Một phần trong thức ăn tự nhiên của tôm là tảo, do đó tôm có những enzyme để tiêu hoá các chất bột, chất xơ polysaccharide có trong tảo. Tuy nhiên đường ruột tôm ngắn, khả năng tiêu hoá tảo rất hạn chế, nếu không có những enzyme tăng cường trong thức ăn.

Hệ tiêu hoá của tôm có hẳn một cơ quan lớn là gan tụy để tiết ra các enzyme protease như pepsin, trypsin và chymotrypsin, các protease này có ở mọi sinh vật ăn thịt và vi khuẩn. Các protease được chia làm 2 nhóm, nhóm ưa kiềm và nhóm ưa acid. Nhóm ưa kiềm được sử dụng trong ao tôm, phân hủy các chất đạm thừa trong quá trình nuôi. Nhóm ưa acid được pha chế vào thức ăn tôm. Tôm là loài có đường ruột ngắn, vì vậy chúng cần ăn loại thức ăn tiêu hoá nhanh như đạm trong môi trường được tăng cường acid hữu cơ và enzyme protease ưa acid.

Khi cho tôm ăn đạm có nguồn gốc thực vật như bã dầu nành, bã dầu phộng…, hệ tiêu hoá của tôm sẽ bó tay, tống hết thức ăn nguyên vẹn theo phân ra ngoài. Đó là trong quá trình tiến hoá chống lại động vật ăn lá, hoa, quả, thực vật ẩn giấu chất dinh dưỡng bằng những chất được gọi là phản dinh dưỡng (anti-nutrition). Đó là chất tannin có trong lá và thân cây, đó là các phytate có trong quả, hạt. Đến lượt mình, các loài ăn thực vật, bao gồm động vật, vi khuẩn, nấm được quá trình tiến hoá chọn lọc ra những loài sống sót, có khả năng tiêu hoá được các chất phản dinh dưỡng. Những loài này phát triển một hệ enzyme tiêu hoá được các chất phytate, gọi là phytase. Các phytate là muối của acid phytic, tên khác là inositol hexa-kis-phosphate. Đây là 1 chất rất giàu phosphate bổ dưỡng cho tôm, nhưng thiếu enzyme phytase, nó sẽ không được tiêu hoá, thải ra môi trường ao, chất phosphate này là nguyên nhân chính làm bùng phát tảo lam và tảo dị dưỡng ở tháng cuối vụ. Nếu thêm vào thức ăn, enzyme phytase một số lượng hợp lý, ta có thể yên tâm cho tôm ăn đạm nguồn gốc thực vật.

Các tế bào thực vật được liên kết với nhau bằng pectin, đây là một chất xơ polysaccharide không tiêu hoá. Nhưng nếu có mặt pectinase trong thức ăn, pectin của thực vật bỗng trở nên nguồn cung glucose dinh dưỡng.

Trong thân các loài thân thảo các chất xơ cellulose đan xen với chất xơ hemicellulose, các chất xơ không tiêu hoá này sẽ được cắt chẻ thành đường glucose, xylose với các enzyme cellulase, xylanase.

Trong một nền nông nghiệp hiện đại của thế kỷ 21, ý niệm tự cung tự cấp đã quay trở lại với một hình thức mới.

Xưa kia từ thế kỷ 20 trở về trước, ta phải tự cung tự cấp vì chưa có phương tiện giao thông vận tải, không thể giao thương xa. Đến nửa cuối thế kỷ 20, bùng nổ xu hướng chuyên môn hoá trong nông nghiệp, tạo ra những nền nông nghiệp què quặt, bị tư bản nước ngoài chèn ép về giá cả, chèn ép thông qua bảo hộ nông nghiệp. Ví dụ, Philippin bỏ hẳn cây lúa, để trồng dừa và trở thành nước đứng đầu thế giới về dầu dừa. Thế nhưng dầu dừa có được giá đâu, giá bị chèn ép thê thảm. Còn khi khủng hoảng lương thực, bà tổng thống Arroyo nửa đêm phải gọi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị mở kho gạo Việt nam, cung cấp khẩn cấp cho Philippin, vì bên ấy có bạo động, cướp bóc vì thiếu gạo. Còn Việt nam, sau những năm thiếu đói, dẹp bỏ hết hoa màu, chỉ trồng lúa, trở thành nước đứng trong top 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng vẫn là gạo được mùa thì mất giá. Trong khi cả nước phải dùng số tiền nhiều hơn tiền bán gạo, để nhập khẩu bã nành, bã hèm bia DDGS, bột cá, bắp… phục vụ cho chăn nuôi, rồi thị trường thức ăn chăn nuôi bị tư bản nước ngoài thâu tóm hết.

Ngày nay, ở thế kỷ 21, phong trào nông nghiệp bền vững đang mạnh dần lên, ta có nên mua bắp từ Mỹ cách xa 18.000 km không, ta có nên mua bột cá Peru, Chilê, Argentina, cách xa 22.000 km không, thế còn bột krill (một loài tôm nhỏ Bắc cực) giá cao vòi vọi, là món ăn khoái khẩu của tôm, giúp tôm mau lớn, có nên mua về trộn thức ăn tôm không. Câu trả lời không, chính là tiếng nói muốn giảm tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong vận tải logistic, dấy lên phong trào nông nghiệp bền vững thế kỷ 21. Để nói không với những câu hỏi trên, sử dụng nguyên liệu địa phương tại chỗ với công nghệ sinh học là chìa khoá. Tinh bột bắp dễ tiêu hoá hơn tinh bột sắn ư, enzyme amylase sẽ cắt mạch phân tử tinh bột lớn của sắn thành dextrin, thành đường glucose và cũng tiêu hoá như ai. Bã nành chứa phytate kháng tiêu hoá ư, phytase sẽ giải quyết vấn đề, tôm sẽ ăn đạm thực vật và vẫn lớn nhanh phà phà.

Enzyme có một nhược điểm là không chịu được nhiệt và áp suất cao, trong quá trình chế biến thức ăn, nguyên liệu được đưa vào nồi hấp áp suất cao, nhiệt độ 90-110ºC, sau đó ép thành viên dưới áp suất cao một lần nữa, quá trình này sẽ phá hủy enzyme nếu pha trộn nó từ phía nhà máy thức ăn chăn nuôi. Giải pháp duy nhất là làm thức ăn bổ sung chứa enzyme, trộn vào thức ăn trước khi cho ăn. Đây là enzyme thế hệ thứ nhất.

Với enzyme thế hệ thứ hai của thế kỷ 21, ứng dụng công nghệ sinh học truyền vận thuốc (drug delivery), enzyme được vi bọc (micro-encapsulation) bằng gelatin (keo da) hay PVA (nhựa tan trong nước) hay sodium alginate (muối natri của rong câu). Các phân tử enzyme được gói trong 1 lớp bao, sẽ chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao, hay điều kiện bất lợi, và vẫn giữ nguyên được hoạt tính.

__________________________

Vi sinh thức ăn của Bảo Cần giờ chứa các vi sinh lợi khuẩn đường ruột và một loạt các enzyme với tỉ lệ hợp lý, giúp tôm tiêu hoá nhanh mọi loại thức ăn

Vi sinh ao 1 của Bảo Cần giờ chứa các vi sinh lợi khuẩn trong ao và một loạt các enzyme với tỉ lệ hợp lý, giúp phân hủy nhanh thức ăn thừa, phân tôm, thành floc dinh dưỡng, và đồng thời ức chế mầm bệnh.

__________________________

Bà con chú ý: vi sinh và enzyme hàng ấn độ rất rẻ, nhưng đừng ham rẻ, trong đó toàn cát không thôi.

Có thể thử như sau: lấy 1 thùng vỏ lột của tôm cho vào đó 200 g mật rỉ, 2 muỗng canh enzyme ấn độ (hay bất cứ loại vi sinh nào muốn kiểm tra) đổ đầy nước sục khí 24h, lấy 1 thùng vỏ lột của tôm cho vào đó 200 g mật rỉ, 2 muỗng canh Vi sinh ao 1 - Bảo Cần giờ, đổ đầy nước sục khí 24h. Sau 24 h lấy ra coi, sẽ thấy vỏ lột bên thùng enzyme ấn độ còn nguyên, bên thùng vi sinh Bảo Cần giờ, vỏ lột đã tiêu hết, chỉ còn gai đầu.

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 22/5/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang