• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bàn về kháng sinh (Phần 2)

Bài viết trước nói về kháng sinh dược phẩm. Đa số các kháng sinh này đều xuất xứ từ nấm mốc, hoặc được tổng hợp mô phỏng theo các chất tự nhiên xuất xứ từ nấm mốc. Chúng chỉ có khả năng diệt khuẩn mà không có khả năng diệt virus.

Tại sao con người lại tự hạn chế mình, chỉ sử dụng dược chất từ một nguồn nấm mốc. Câu trả lời lại không thuộc lĩnh vực khoa học mà nó là về kinh tế. Các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thường hướng nguồn lực tài chính khổng lồ của mình tài trợ cho các công trình nghiên cứu khi và chỉ khi nó đẻ ra lợi nhuận. Tài trợ cho nghiên cứu các hợp chất đơn nhất, sau đó giữ bí mật bản quyền phát minh sáng chế, trong 20-30 năm, giúp cho các tập đoàn kiếm được lợi nhuận khổng lồ gấp hàng ngàn lần chi phí nghiên cứu ban đầu. Việc Mỹ rút khỏi TPP cũng nằm ở vấn đề này : Mỹ đòi hỏi bản quyền phát minh sáng chế phải kéo dài thu lợi nhuận tối đa, trong khi các nước nghèo muốn rút ngắn nó để có được công thức, sản xuất thuốc lo cho dân nghèo

Trong khi đó, nghiên cứu các khả năng kháng sinh khác ở sinh vật, không tạo ra được một phương thức kiếm tiền cho các tập đoàn lớn, nên ít được quan tâm tới. Những nghiên cứu không được tài trợ, chỉ là những công trình đơn lẻ, không có tính hệ thống. Giới khoa học phải tìm đến bộ hướng dẫn của y học cổ truyền.

Ngoài kháng sinh như đã nói trên xuất xứ từ nấm mốc, thiên nhiên có sẵn những vũ khí sau đây để chống lại mầm bệnh, và lạ kỳ thay không những chúng có khả năng kháng sinh mà có cả khả năng kháng virus.

- Các peptide, enzyme kháng sinh – xuất xứ từ hệ miễn dịch tự nhiên của mọi sinh vật.
- Các bacteriocin – các chất diệt khuẩn xuất xứ từ vi khuẩn.
- Các tinh dầu gốc, xuất xứ từ hoa hoặc cây có dầu.
- Các chất polyphenol/tannin, có trong lá, rễ, vỏ của hầu hết các loại thực vật thân gỗ.
- Các chất terpene/terpenoid thường có trong hoa quả, cây gia vị.
- Các chất flavon/flavonoid thường có trong hoa quả, cây gia vị.
- Các chất saponin có trong các loại cây dược liệu quý.
- Các polysaccharides có trong rong, tảo, thực vật.

Thực ra, phân biệt ra các họ hợp chất, rồi tìm trong đó thần dược chống lại bệnh tật, là thói quen ấu trĩ của khoa học thế kỷ 20. Khoa học thế kỷ 20 với sự dẫn dắt của đồng tiền, tạo ra những đột phá quan trọng, tìm ra cấu trúc phân tử của ADN, trung tâm thông tin của sự sống, hiểu được cơ chế sinh tổng hợp protein, phát minh ra kháng sinh, từ đó con người trở nên ngạo mạn, tưởng rằng chìa khoá của sự sống, chìa khoá chống lại mọi bệnh tật sắp sửa nằm trong tầm tay, con người có thể tận lực khai thác Trái đất cho xã hội tiêu thụ.

Khoa học thế kỷ 21, thời đại hậu công nghiệp với công nghệ số, tiến như vũ bão vào khoa học, kho tàng tri thức của loài người được nhân đôi sau mỗi 2 năm. Nhưng càng hiểu biết, con người càng thấy rằng, thiên nhiên thật vô cùng tận, vốn hiểu biết của ta vẫn chưa chạm tới một phần nhỏ những bí mật của thiên nhiên. Sự sống trên trái đất thật mong manh nếu ta tiếp tục tàn phá môi trường, từng loài sinh vật sẽ dần biến mất. Mỗi loài sinh vật dù lớn dù bé, đều mang trong gene của mình những bí mật của 4 tỷ năm thí nghiệm về đấu tranh sinh tồn và tiến hoá của tự nhiên.

Thiếu đi kim chỉ nam trong việc định hướng chống lại bệnh tật, giới khoa học quay về đưa ánh sáng khoa học hiện đại vào y học cổ truyền, 2 ngành y học phát triển hàng ngàn năm là Ayurvedic Ấn độ và y học cổ truyền Trung hoa, để lại cho nhân loại kho tàng lý luận, và thực hành đồ sộ, mà khoa học hiện nay vẫn chưa tiệm cận được, đó là lý luận âm dương, ngũ hành, bát tượng, đó là cách Trung y phân chia lục phủ, ngũ tạng với cách điều trị bằng các phương thuốc Quân, thần, tả, sứ.

Quân, thần, tả, sứ là một phương thuốc sẽ bao gồm các vị thuốc chủ trị (Quân), các vị thuốc hiệp đồng (Thần), các vị thuốc điều trị triệu chứng (Tả), các vị thuốc dẫn để đưa thuốc chủ trị vào đúng nơi điều trị (Sứ). Vì vậy các cây cỏ dược liệu không chứa 1 loại thần dược nào cả, thay vào đó, là hàng loạt những họ dược chất khác nhau, tương tác với nhau, tương tác với cơ địa con bệnh và tương tác với mầm bệnh.

________________________________

Hình 1 là cấu trúc hoá học của một số họ hợp chất từ thảo dược có khả năng kháng sinh

 

Hình 2 là các chất có khả năng ức chế virus HIV, trong đó ta có thể thấy những cây cỏ quen thuộc như gừng, nghệ, rosemary, cam thảo, xương rồng, …

Video: minh họa 1 con virus thể thực bào, xâm nhập vào tế bào chủ, rồi sinh sôi nảy nở.
https://www.facebook.com/AAMB.UK/videos/1397945716889061/

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 1/5/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang