Trong ao tôm, thành phần tảo có lợi chỉ có lợi trong tháng đầu tôm còn nhỏ, nhưng các loài tảo khuê, tảo lục quá yếu đuối trước bọn xâm hại tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, tảo sợi,...
Bọn tảo xâm hại thực ra không phải là những loài quang tự dưỡng mà là loài quang dị dưỡng hỗn hợp. Trong môi trường ao nuôi ở tháng thứ 2, tháng thứ 3, chất dinh dưỡng nhiều, độ đục cao, thiếu ánh sáng, chúng trở thành loài dị dưỡng, ăn các mảnh chất hữu cơ, thậm chí ăn cả vi khuẩn, mà không cần ánh sáng để quang hợp, trời càng mưa, càng ít nắng, chúng càng chiếm ưu thế, chúng sống khắp ao, cả dưới đáy ao, phát triển ồ ạt, ngốn hết oxy, giành hết thức ăn của các loài tảo, vi sinh có lợi và tôm, khi ao thiếu oxy chúng vẫn phát triển yếm khí, đặc biệt, chúng còn tiết ra chất độc để tiêu diệt những loài cạnh tranh. Chất độc của các loài này gây bệnh cho tôm. Xác của chúng và các nạn nhân của chúng sẽ làm ô nhiễm trầm trọng nước ao, càng gây bệnh tôm.
Liều dùng để diệt tảo: Đánh 60 g EDTA đồng cho 1000 m³, 10 ngày một lần.
Khi tảo lục bùng phát mạnh, 120 g EDTA đồng cho 1000 m³, 5 ngày một lần.
Liều đồng gây độc cho tôm là 1500 g/1000 m³, nên bà con yên tâm sử dụng.
EDTA đồng bán ở cửa hàng phân vi lượng dùng cho cây trồng. Giá EDTA đồng là 200.000 đ/kg. Mỗi lần xử lý mất 12.000 đ/1000 m3. Nếu không có thì dùng sulphate đồng, nhưng hiệu quả không bằng, vì sulphate đồng tan nhanh tạo ra ion đồng rất nhanh dễ xảy ra quá liều, nhưng sau 2-3 ngày lại kết tủa hết xuống đáy. EDTA đồng nhả ra ion đồng chầm chậm trong 10 ngày.
Có thể điều chế EDTA đồng tại nhà, không hiệu quả lắm, nhưng có thể dùng tạm : lấy 50 g sulphate đồng + 100 g EDTA + 1 lit nước uống (chú ý không dùng nước ao), quậy đều, rồi để 3 ngày. Phản ứng này là thuận nghịch, rất chậm, nên chỉ xảy ra 50%. Sau đó đổ xuống ao cho mỗi 1000 m3.
Tảo lam là loài nhạy cảm nhất với đồng, nên khi ta diệt tảo, yên tâm là tảo lam sẽ chết trước và không xuất hiện nữa. Khi đánh EDTA đồng xuống ao, trong ao chưa có biến chuyển ngay, phải 3-4 ngày sau, tảo bắt đầu vàng đi và rụng dần dần, đến ngày thứ 7-8 nước sẽ chuyển sang màu xanh bầm đen. lúc này chú ý đo NH4, đánh zeo kịp thời. Tảo lục sẽ chống chịu dai dẳng nhất với đồng, ở ngày thứ 40-50, dù ta đã đánh EDTA đồng 2-3 lần rồi, nhưng do nước nhiều chất dinh dưỡng, các loài tảo khác đã chết hết, không còn đối thủ cạnh tranh, nhất là sau khi châm nước thêm vào ao, tảo lục sẽ bùng phát mạnh. Tảo lục là loài có lợi, giữ oxy ban ngày ở mức cao, tuy nhiên nó có lớp vỏ dày, tôm ăn tảo này, khó tiêu hoá, ban đêm làm thiếu oxy cho tôm. Nếu để tảo lục bùng phát quá mạnh, khi chết, xác của nó sẽ phân hủy khiến NH4 tăng vọt. Vì vậy ta dùng liều gấp đôi EDTA đồng : 120 g/1000 m³, 5 ngày một lần để diệt tảo lục.
Diệt hết tảo, nhưng phải có 1 lượng lợi khuẩn trong ao để xử lý chất thải. Ao được làm sạch và chuyển hoá chất thải bằng 5 dòng vi sinh Bacillus, Bacillus Amyloliquefaciens, Bacillus Pumilus, Bacillus Megaterium, Bacillus Licheniformis, Bacillus Subtilis và 1 dòng nấm men Saccharomyces. Để vi sinh có thể biến chất thải tôm thành floc, cần cung cấp 1 lượng carbohydrate - mật rỉ, cám, phù hợp với lượng chất thải được sinh ra.
Ủ vi sinh như sau:
Trước khi thả tôm 5 ngày, chuẩn bị ủ vi sinh như sau (cho 1000 m3)
100-200 g vi sinh ao 1 của Bảo Cần giờ hoặc bất cứ loại vi sinh nào có mật độ 10^9/g (nhớ là 10^9/g tương đương 10^12/kg) các dòng vi sinh Bacillus Amyloliquefaciens, Bacillus Pumilus, Bacillus Megaterium, Bacillus Licheniformis, Bacillus Subtilis và Saccharomyces
2 kg cám
10 kg mật rỉ
50-100 lit nước
sục khí 24h
mỗi ngày tháo xuống ao 1 lần, xong ủ mẻ tiếp, làm như vậy 5 ngày liên tiếp, ao chạy quat.
Nếu chưa thả tôm thì phải duy trì vi sinh bằng cách chạy quạt và cho ăn thức ăn loại rẻ tiền, 2 ngày 1 lần, lần 1-2 kg
Sau khi thả tôm
tháng thứ 1, tuần ủ 1-2 lần
tháng thứ 2, tuần ủ 2-3 lần
tháng thứ 3, tuần ủ 3-4 lần
Trong quá trình nuôi, còn cần phải tăng cường thêm mật rỉ cho ao tôm.
Chú ý đo NH4 thường xuyên, nếu có xuất hiện NH4 (0.25-.0.5) thì đổ xuống 1 can 40 kg mật rỉ, đánh thêm 50 kg zeolite cho 1000 m³.
45 ngày đầu không cần thay nước, chỉ châm bù thêm nước bốc hơi và nước xi phông đáy, tuần đo NH4 1-2 lần.
Cuối tháng thứ 2 và tháng thứ 3, đo NH4 hàng ngày.
Nếu 3-4 ngày liên tiếp đánh mật rỉ và zeolite mà NH4 vẫn tăng lên tới 2 mg/l, thì thay 20-30% nước, thay 2, 3 ngày liên tiếp. thay xong nồng độ NH4 xuống 0 - 0.25 ổn định, thì cấy vi sinh lại.
Mời bà con xem thêm những bài cũ của Bảo - Cần giờ nói về vi sinh - biofloc.
Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 27/2/2018 - 31/3/2018
Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.