• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quy trình nuôi tôm sạch với thảo dược, vi sinh

Quy trình nuôi tôm sạch với thảo dược, vi sinh
Với chi phí hơn 4 triệu (thảo dược và vi sinh) cho 100.000 tôm cho cả vụ

Xử lý ao:

Ao bạt: Dùng chlorine để khử trùng, chlorine sẽ diệt khuẩn, diệt tảo, diệt ấu trùng tạp. Đánh 30 kg cho 1000 m³ nước ao, quạt nước 3 ngày, đánh tiếp chất khử clo – thiosulphate 30 kg. Sau đó chỉ lấy phần trong nước trong bên trên, bỏ đi phần cặn lắng bên dưới.

Ao đất: Cần chú ý tránh mọi loại sản phẩm có liên quan tới clo như chlorine, BKC,TCCA…, vì các hợp chất có clo khi diệt khuẩn sẽ tạo ra những sản phẩm phụ gây tồn lưu, ô nhiễm đất lâu dài. Tuyệt đối không dùng các thuốc diệt giáp xác. Dùng vôi sống sên bùn để diệt khuẩn, diệt tạp. Cấp nước qua túi lọc vải không dệt 10 micron, trứng tạp sẽ bị giữ lại.

Trong quá trình nuôi cần châm thêm nước, dùng Virkon A của Bayer 1 kg/1000 m3 hoặc potassium monopersulphate 3 kg/1000 m3, khử trùng xong có thể dùng ngay.

Sử dụng vi sinh: Dùng Vi sinh ao 1 của Bảo Cần giờ hoặc 1 sản phẩm khác có chứa : 10^9 CFU/g của 5 chủng bacillus - Bacillus Amyloliquefaciens, Bacillus Pumilis, Bacillus Megaterium, Bacillus Licheniformis, Bacillus Subtilis và nấm men Saccharomyces. Xin nhớ đọc kỹ bao bì, đừng bao giờ sử dụng sản phẩm có chứa Nitrosomonas.

Ủ như sau: dùng 1 thùng 100-200 l một lần ủ 100-200g (cho ao 1000 m3) + 2 kg cám gạo + 10 kg mật rỉ + 100 lit nước ao, sục khí mini trong 24h, rồi xả xuống ao.

Trước khi thả tôm ủ vi sinh 5 ngày liên tiếp
Tháng thứ 1, ủ vi sinh 1-2 lần trong 1 tuần
Tháng thứ 2, ủ vi sinh 2-3 lần trong 1 tuần
Tháng thứ 3, ủ vi sinh 3-4 lần trong 1 tuần

Sản phẩm trên gọi là vi sinh hiếu khí, vi sinh hoạt động trong môi trường giàu oxy. Dùng vi sinh này trong vòng 10 ngày, ao sẽ lên floc, tôm ăn floc ở 45 ngày đầu sẽ tiết kiệm 20% thức ăn, ở 45 ngày sau sẽ tiết kiệm 10% thức ăn.

Với vi sinh biofloc này, ao nuôi mật độ dưới 120 con/m2 tự làm sạch, không phải thay nước. Ao nuôi mật độ 120-300 con/m2 sẽ tự làm sạch trong 50-70 ngày đầu, sau đó nếu NH4 lên cao thì xử lý và thay nước.

20 ngày đầu cho ăn thức ăn số 0 và số 1 theo như bình thường, nếu có thể thì ủ lên men Thảo dược 2, cho ăn tuần 2 lần.

Từ ngày 21 đến ngày 90, ăn thức số 2 trở lên, cho ăn như sau :

Trong tuần có 2 lần cho ăn thuốc (cách nhau 3 ngày) bao gồm 100g Thảo dược 1, 100g Vi sinh thức ăn, 100g Vita 1 cho cữ thức ăn 10 kg. Bộ ba sản phẩm này tương đương với bộ ba của Bayer, nhưng giá rẻ hơn nhiều lần.

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC:

Đây là yếu tố thành bại trong toàn vụ nuôi. Các chỉ tiêu cần kiểm soát hàng ngày :

Độ mặn: Ở những ao nuôi bằng nước biển, có thể bỏ qua test này. Riêng ao nước lợ, về mùa mưa, độ mặn sẽ biến động rất nhiều. Khi độ mặn giảm xuống dưới 5 phần ngàn, cần cho tôm ăn 100g muối ăn + 40 g MgCl2 + 10 g KCl cho mỗi 10 kg thức ăn một cữ, ngày 1 cữ. Việc này giúp tôm không bị mềm vỏ, khó lột.

Độ kiềm: đo bằng test sera hoặc test API, trên 6 giọt. Nếu dưới 1 giọt, sử dụng Bicarbonate Sodium (So da lạnh) 1 bao cho 1000 m³ nước ao.

Tảo: Diệt tảo bằng EDTA đồng – 60 g cho 1000 m3, 10 ngày một lần, hoặc sau khi châm thêm nước mới vào ao.

NH4: NH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải chất đạm, thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo. Để giảm NH4 cấp cứu, dùng yucca nước 2 kg cho 1000 m3. Biện pháp bền vững để giảm NH4 là dùng vi sinh biofloc, lượng NH4 trong ao sẽ được vi sinh sử dụng để làm vách và nguyên sinh chất tế bào. Vi sinh sẽ kết tụ lại thành các hạt floc làm thức ăn tự nhiên cho tôm. Để vi sinh có thể tổng hợp protein từ các chất sẽ sinh ra NH4, cần cung cấp mật rỉ đường làm nguồn cung cấp hydratecarbon. Nếu nồng độ NH4 cao kết hợp với nhiệt độ cao, độc tính của NH4 sẽ tăng cao do tỉ lệ chuyển đổi NH4+ => NH3 tăng cao.

NH4 < 1 : ao sạch (đơn vị tính ppm đo bằng kit API)
0 < NH4 < 2 : ao vẫn còn ổn nhưng phải xử lý sớm
2 < NH4 < 4 : ao nguy hiểm nhưng tích cực xử lý vẫn ổn
4 < NH4 : tôm sẽ có dấu hiệu bị đốm đen, mòn đuôi và các bệnh khác

Xử lý vi sinh cho 1000 m³ nước ao : mỗi ngày 2 kg cám, 10 kg mật rỉ (nếu NH4 cao – 40 kg mật rỉ), 0.2 kg vi sinh ao # 1, pha với 100 lít nước ao, sục khí trong 24 tiếng rồi rải đều xuống ao.

Xử lý cấp cứu : 2 kg yucca cho 1000 m³/ngày, hoặc 50 kg zeolite cho 1000 m³/ngày.

NO2: Trong tự nhiên luôn có vi khuẩn nitrosomonas oxy hoá biến NH4 thành NO2, vi khuẩn nitrobacter biến NO2 thành NO3. NO3 không độc đối với tôm mà lại làm phân bón cho tảo. Thông thường nitrobacter rất yếu so với nitrosomonas nên trong ao lúc nào NO2 cũng xuất hiện. Trong ao nước lợ, độc tính của NO2 giảm nhiều so với nước ngọt.

NO2 < 1 : ao sạch (đơn vị tính ppm đo bằng kit API)
1 < NO2 < 3 : ao vẫn còn ổn nhưng phải xử lý sớm
3 < NO2 < 5 : ao nguy hiểm nhưng tích cực xử lý vẫn ổn
5 < NO2 : tôm sẽ có dấu hiệu bị đốm đen, mòn đuôi và các bệnh khác

Vi sinh ao # 2 chứa nitrobacter để oxy hoá NO2 thành NO3. Nitrobacter sinh sôi nảy nở rất chậm trong môi trường ao nuôi có pH 8, trong khi pH tối ưu của nó là 6.5-7.0. Khi nồng độ NO2 tăng cao, thường dùng vi sinh # 2 liên tục 2 tuần lễ mới có kết quả và phải kết hợp với thay nước. Tốt nhất đừng dính dáng đến nitrosomonas thì sẽ tránh được vấn nạn NO2.

Phòng bệnh: dùng Thảo dược 4 ngay khi có dấu hiệu tôm ăn chậm, có 1-2 con chết. Thường những dấu hiệu này xuất hiện 5-7 ngày trước khi bệnh bùng phát. Dùng như hướng dẫn trên bao bì, phòng bệnh ăn 2-3 ngày liên tiếp. Nếu dùng thuốc trễ, khi bệnh bùng phát, thì hiệu quả điều trị rất thấp. Còn nếu phòng bệnh từ sớm hầu hết các ao, tôm đều khoẻ trở lại. Khi đó tăng cường 3 loại thuốc bổ Vita 1, Vi sinh thức ăn, Thảo dược 1, liều cao hơn bình thường.

Chế độ ăn thuốc bổ:

3 tuần đầu : ăn 6 lần thuốc thuốc Thảo dược 2
Từ ngày 21 – 90 : trong 1 tuần
Dùng 1% khối lượng cữ thức ăn của cữ sáng, các cữ khác ăn bình thường, ko dùng thuốc.
Thứ ba : 1% Thảo dược#1 + 1% Vita#1 + 1% Vi sinh thức ăn
Thứ năm : mỗi tuần 1 loại, 1% Thảo dược 4 hoặc 1% Thảo dược 5 hoặc 1% Thảo dược 6 hoặc 1% Thảo dược 7
Thứ bảy : 1% Thảo dược#1 + 1% Vita#1 + 1% Vi sinh thức ăn

Tổng kết: mỗi 100.000 tôm trong 1 vụ cần :
Vi sinh ao # 1 – 5 kg
Thảo dược # 2 – 500 g
Thảo dược # 1 – 2 kg
Vita # 1 – 2 kg
Vi sinh thức ăn – 2 kg
Phòng bệnh
Thảo dược # 4 – 1 kg
Thảo dược # 5 – 500 g
Thảo dược # 6 – 500 g
Thảo dược # 7 – 500 g
Tổng cộng: chỉ khoảng hơn 4 triệu cho 100.000 tôm cho cả vụ

Lưu ý: Các Thảo dược 4, 5, 6, 7 dùng để trị bệnh, thuốc đắng, cần trộn với 1 lượng mật rỉ tương đương, rồi mới trộn vào thức ăn.

Bảo Cần Giờ - 0931560170 © 12/4/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Bảo Cần Giờ

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang