• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Môi trường nước nuôi tôm

Trước khi chia sẻ về con giống, ta cần phải làm sao cho có một môi trường tốt nhất.

Môi trường nước nuôi tôm cần thiết, cần theo dõi ghi chú hằng ngày để so sánh biến đổi trong ao, cũng là cảnh báo sớm, liên quan đến bệnh và sự sống của con tôm mà tôi đã ứng dụng vào farm nuôi, xin chia sẻ đến các bạn trong nhóm Nuôi Tôm.

Điều quan trọng là phải điều chỉnh, bằng cách này hay cách khác, cho những thông số môi trường trên đạt chỉ số tối ưu, đây là cách làm của tôi để tránh rủi ro thấp nhất, cũng như là một cách bảo vệ vốn đầu tư của mình.

* pH tối ưu là từ 7.8 ~ 8.0, phải quan tâm kỹ nên phải đo ngày 2 lần sáng: 7 giờ, chiều: 2 giờ, khi độ pH sáng chiều lệnh nhau >0.5 độ là phải dùng vôi CaCO3 xử lý vào sáng lúc 8-9 giờ 15kg cho 1000m3 mỗi ngày cho đến khi pH chênh lệnh dưới 0.5 độ là đạt. Khi pH cao, có thể dùng acid citric, còn tôi dùng mật rỉ đường để hạ pH: 5kg/1000m3 mỗi buổi sáng trước khi mặt trời lên, mỗi ngày cho đến khi nào pH đạt ngưỡng.

Lưu ý: Khi dùng vôi để xử lý nước, dù vào ban đêm pH vẫn cao, nên hạ xuống cho đạt số tối ưu vì pH rất quan trọng nên dùng máy đo cho chính xác, trước khi đo phải cân chỉnh máy cho chuẩn.

* DO là theo dõi oxy hoà tan trong nước, tôi đo oxy hoà tan lúc 5:30 ~ 6 giờ sáng cách đáy ao 40~50cm là tốt nhất, oxy lúc đấy trên 4ppm là đạt oxy cho ngày nuôi ấy. Oxy cần phải dùng máy đo cho chính xác.

* Temp là nhiệt độ, khi đo nhiệt độ nước cũng đo lúc đo pH sáng và chiều, mọi người đều cho rằng tôi không thể làm gì được. Nhưng khi nhiệt độ xuống thấp dưới 22oC tôi sẽ giảm thức ăn vì càng lạnh tôm càng không ăn.

* Tur là độ đục ta dùng đĩa sechi để xem cũng như giữ độ đục tốt nhất là 30~40cm, khi độ đục quá ngưỡng ta phải thay nước, dùng vôi CaCO3 hoặc bằng mọi cách để giữ độ đục không vượt ngưỡng.

* Alk là độ kiềm, độ kiềm tối ưu là 120 ~ 140 , thường là thiếu vì mỗi ngày cần cho qui trình nitơ hoá nên bị tiêu hao kiềm. Có nhiều cách nâng kiềm, nhưng phải nhớ khi nâng kiềm mà ko có độ đệm là sau khi nâng kiềm sẽ tuột. Tôi dùng 5kg Dolomite trộn với 4kg mật rỉ đường vào 7 giờ sáng đến 8 giờ tối, tạt đều trên mặt ao chạy hết công suất quạt trộn đều, cho 1000m3, hôm sau đo lại còn chưa đạt, lại lập lại qui trình trên cho đến khi đạt. Riêng cho trại giống vì chất lượng nước và số lượng nước cần so với nuôi thương phẩm, tôi dùng 1.4gr sodium bicarbonate và 0.9gr calcium chloride để tăng 1 độ kiềm cho 1 khối, khi xử lý không trộn chung mà xử lý riêng, như vậy không bị kết tủa. (Nuôi thương phẩm nếu kiềm lên đến 200 cũng đừng lo vì nó sẽ bị tiêu hao, nên hằng tuần ta phải đo kiềm để bổ sung). Tôi dùng Colorimeter 755 của Hana để đo Alk.

* Sal là độ mặn cần đo biết, để thuần dưỡng khi nhận tôm và biết hàm lượng khoáng cần.

* ORP là thế oxy hoá khử, chỉ số này cho tôi biết độ ô nhiễm của nước, nước nuôi tôm tối ưu ở ngưỡng 150~250mv, Tôi dùng đo chung với máy pH chỉ cần đổi đầu dò ORP. Tôi đo ORP nước trước khi thả tôm giống và lưu giữ dữ liệu để so sánh điều chỉnh, khi không đạt số tối ưu có nhiều cách như thay nước bổ xung oxy hạt, bổ sung quạt nâng oxy hoà tan nên để duy trì ổn định ORP.

* NH3 <0.03 ppm nếu quá ngưỡng dùng mật rỉ đường, vi sinh hoặc thay nước, v.v...
* NO2 < 1 ppm
* NO3 < 60 ppm

Khi NH3, NO2 và NO3 không đạt cần giải quyết ngay, như kiềm thấp thiếu oxy thiếu nitrosomonas và nitrobacter để qui trình nitơ hoá hoạt hoá, khi dùng vi sinh xử lý nước phải dùng đúng chủng loài và xem nhà sản xuất ở đâu, có bao nhiêu loài làm những việc gì và hàm lượng.

Tôi xét nghiệm mẫu nước, 2 lần hằng tuần theo dõi mật độ khuẩn, nhờ vậy sản phẩm vi sinh nào đánh xuống ao mà khuẩn không có biến động thay đổi, thì đã cho tôi biết ngay vi sinh hay sản phẩm gì đó chả có gì, không phù hợp cho ao của tôi. Kiểm tra như vậy vừa không bị tốn tiền mà còn kịp thời tìm cách giải quyết cho kịp, nếu mỗi ngày chậm trể sẽ dẫn đến botay . com khi mà vấn đề đi đã quá xa.

* Mg là khoáng, nên dựa vào độ mặn 1 ppt cần 39.1, nhân với độ mặn trong ao sẽ cho ta lượng magnesium cần, nếu thiếu dùng MgSO4, magnesium sulfate bổ sung.

* Fe là phèn, cần bằng 0 vì phèn không những làm tiêu hao oxy mà còn đóng vào mang của tôm gây khó khăn hô hấp. Để hạ phèn, mỗi lần dùng 1kg PAC và 15kg CaACO3 cho 1000 khối đánh vào buổi sáng cho đến khi về bằng 0.

* Ca là khoáng calcium, cần dựa vào độ mặn 1 ppt cần 11.6, nhân với độ mặn trong ao, nếu thiếu dùng chloride calcium bổ sung.

* CO2: khí carbonnic, tối ưu là <5mg/l, khi pH thấp CO2 sẽ tăng dần, cần tìm mọi cách duy trì không vượt ngưỡng >10mg/l.

* PO4 là phospho, cần duy trì <0.04ppm, do dư thừa thức ăn dẫn đến phospho cao cần giảm hay điều chỉnh thức ăn cũng như thay nước hoặc tăng liều vi sinh.

Lưu ý: cần đo đạc ghi chép mỗi ngày, nhất là khi lấy mẫu hay đo đạc cần thống nhất làm một cách như nhau mỗi ngày để so sánh.

Tổng chỉ số môi trường trên là 15 liên kết với nhau và số lượng khuẩn, chúng ta cần theo dõi mỗi ngày, để điều chỉnh ngay khi có biến động, nếu chúng ta nắm được càng nhiều thì sự rủi ro càng ít.

Hy vọng những chia sẽ trên giúp được phần nào, chúng ta cần bổ sung cho nhau, cần nắm tay để cùng đến điểm cuối là thành công, chúc mọi người đạt kỳ vọng trên con tôm.

Công Chính © 25/3/2018

Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Công Chính

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang