Hôm nay xin chia sẻ với hội Nuôi Tôm cách xử lý ao bạt và ao đất trước khi bơm nước mà tôi đã làm.
Ao bạt
Sau khi thu hoạch ao bạt, chà rửa sạch phơi khô 2-3 ngày sau đó dùng vôi nóng CaO hoà vào nước phun đều mặt bạt để khô phơi nắng 1-2 ngày sau đó vệ sinh lại, là đã sẵn sàng cấp nước vào nuôi.
Còn ao bạt trong nhà kính thì phải chà sạch vệ sinh xong để khô, dùng acid HCl pha 1 lít HCl vào 8 lít nước thành dùng dịch HCl loãng xịt đều trên mặt bạt, để khô 1-2 ngày rồi làm vệ sinh lại và cấp nước.
Ao đất
Sau khi thu hoạch bơm bùn ra đến đất cứng và rửa sạch, phơi khô, đo pH đất 4 góc và giữa ao, lấy trung bình ra pH đất trong ao, cày ao lên trộn với vôi.
Bón vôi theo pH đất như sau:
pH đất và bổ sung vôi CaCO3 hoặc dolomite cho đất
pH trên 7.0 = 0 kg vôi CaCO3 hoặc dolomite
pH đất 6.5 - 7.0 = 240 kg/ha
pH 6.0 - 6.5 = 300 kg/ha
pH 5.8 - 6.0 = 360 kg/ha
pH 5.6 - 5.8 = 540 kg/ha
pH 5.4 - 5.6 = 720 kg/ha
pH 5.2 - 5.4 = 960 kg/ha
pH 5.0 - 5.2 = 1.200 kg/ha
pH 4.8 - 5.0 = 1.500 kg/ha
pH 4.6 - 4.8 = 1.800 kg/ha
Sau đó khỏa lấp cho bằng phẳng mặt ao là sẵn sàng.
Nước lấy vào ao lắng qua lọc vải ka tê, sau đó dùng vôi sống (CaO) xử lý nước: 35kg vôi cho 1000m3, tạt vôi đều ao dùng dàn quạt chạy đảo đều khoảng 6 giờ, sau đó để lắng 24-36 giờ, bơm qua túi lọc 100 đến 120 micron vào ao nuôi đã làm xong ao chờ nước nuôi.
Ghi chú: Tôi dùng túi lọc 120 micron là để lọc trứng cá tạp thì không phải dùng đến saponin hay cây diệt cá tạp.
Dùng vôi sống để diệt khuẩn, thay vì dùng hoá chất để diệt khuẩn, vôi diệt hai dòng khuẩn chính là Alginolyticus và Parahaemolyticus, chúng có tác hại trực tiếp đến đường ruột tiêu hoá và gan tụy.
* Lưu ý khi dùng vôi CaO xử lý nước phải xử lý vào sau 10 giờ đêm để giảm độ pH tăng.
Trước khi gây màu thả tôm, tôi lấy mẫu nước đi xét nghiệm xem còn bao nhiêu khuẩn trong nước. Hầu như lượng khuẩn về bằng O hoặc có khi còn mà rất ít (đôi khi do vôi không đạt chất lượng thì ta sẽ biết ngay). Khi đó lưu giữ số lượng và loài khuẩn trước khi thả tôm và tiếp theo hằng tuần lấy mẫu nước 2 lần, cho hết cả vụ, để xét nghiệm xem số lượng khuẩn tăng giảm bao nhiêu và loài khuẩn nào hiện diện trong ao.
Trên đây là qui trình nuôi tôm thương phẩm mà tôi đã làm ở Cần Giờ.
Hy vọng có thể giúp ích và đóng góp vào nhóm, ACE xem cần gia giảm cho hoàn chỉnh, xin góp ý để bước đầu trước khi thả tôm được hoàn chỉnh.
Kỳ tới tôi xin chia sẻ cách chọn con giống của tôi.
Xin cám ơn.
Công Chính © 24/3/2018
Một số hỏi đáp, thảo luận trong chủ đề này:
- Hỏi: Cách lên men tạo mầu nước ao lót bạt?
- Công Chính trả lời: Khi chúng ta xử lý nước diệt khuẩn bằng vôi thì sau 3-4 ngày nhờ quang hợp sẽ thấy tảo non lên , kiểm tra pH lại xem thường sẽ là 8-9 nên phải dùng mật rỉ đường hạ pH xuống 8.0 , khi đấy dư đủ dinh dưỡng và màu cho tôm Post
- Hỏi: Cach nao de gay mau nuoc, moi lay nuoc tu ao lang qua ao nuoi ma bay gio bi trong thay toi duoi day?
- Công Chính trả lời: đánh mật rỉ đường xuống đến màu trà lạt là Ok
- Hỏi: Đánh đường khoảng thời gian nào là thích hợp để gây màu?
- Công Chính trả lời: trước khi mặt trời lên
- Hỏi: ao 2000m2 pH 80 kH 100 xu ly bao nhieu ky va bao nhieu ngay?
- Công Chính trả lời: Cứ khởi động 5kg/ 1000m3 /1 lần và đánh như vậy cho khi thấy màu trà lợt là ngừng
- Hỏi: chiều dài lưới lọc 120 micron bn là phù hợp?
- Công Chính trả lời: Tùy từ 4 ~ 5 mét để đỡ bị nghẹt
Nhấn vào đây để xem các kinh nghiệm nuôi tôm của ông Công Chính
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.