• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao

Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Gần đường giao thông, gần nguồn điện, gần nguồn cá giống…

1. Lựa chọn vị trí và thiết kế ao nuôi

a. Yêu cầu khi chọn địa điểm ao nuôi 

Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Gần đường giao thông, gần nguồn điện, gần nguồn cá giống,…

Thường chọn vị trí trung triều, biên độ triều 2-3 m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường phải đảm bảo trong khoảng thích hợp như bảng 1:

Bảng 1: Các yếu tố môi trường thích hợp cho nuôi cá chẽm thương phẩm

Các yếu tố môi trường

Khoảng thích hợp

Độ mặn

10-30 ‰

Nhiệt độ nước

26-32 độ C

Hàm lượng ôxy

4-9 mg/l

pH    

7,5-8,5

NH3

< 1mg/l

H2S

< 0,3mg/l

Chất đáy ao: cát bùn, bùn cát, bùn pha sét

b. Thiết kế, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi 

Ao nuôi có diện tích 1.000 - 20.000 m2, tốt nhất là từ 2.000 - 5.000 m2.

Độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,5 m, ao có cống cấp và thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn và hơi dốc về phía cống thoát. 

Ao được xây dựng ở gần nơi có nguồn cung cấp cá giống, không bị ảnh hưởng ô nhiễm bởi nước thải công và nông nghiệp, giao thông thuận tiện. Gần vùng có biên độ dao động thủy triều lớn càng tốt để tiện thay nước và thu hoạch, cũng có thể sử dụng các ao nuôi tôm không hiệu quả để nuôi cá. 

Các biện pháp cải tạo ao, chuẩn bị ao nuôi tiến hành như trong ao ương giống, nếu ao có pH thấp phải tăng liều lượng bón vôi 30-50 kg/100 m2. 

2. Kỹ thuật chọn và thả cá  

Cá giống thả vào ao nuôi thịt phải đồng đều về kích thước (8-10 cm) không bị bệnh tật, không bị xây xát, bơi lội hoạt bát, có màu trắng xám nhạt.

Thả cá giống: đối với hai hình thức nuôi đơn và nuôi ghép hình thức thả giống khác nhau. 

a. Nuôi đơn  

Sau khi cải tạo ao, lấy nước vào có thể thả cá giống nuôi ngay, giống thả với mật độ 2-3 con/m2. Đối với ao nuôi đơn, trong thời gian đầu cho cá ăn 2 –3 lần/ngày, khi cá đạt cỡ trên 200 g cho ăn 1 lần/ngày, lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn tùy theo nhu cầu của cá.

Khi cho ăn rải thức ăn từ từ ở một số điểm cố định trong ao, trước khi cho ăn tạo tiếng động để tập trung đàn cá vào điểm cho ăn. Hàng ngày kiểm tra môi trường ao nuôi, hoạt động bắt mồi của cá, 7-10 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn.

Trong thời gian đầu nuôi chỉ chạy máy quạt nước vào buổi tối, khi cá lớn tùy theo tổng khối lượng cá trong ao mà điều chỉnh thời gian chạy máy quạt nước cho phù hợp.

Lượng nước thay đối với ao nuôi đơn từ 30–50% tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao. Mực nước trong ao luôn duy trì trên 1,2 m.

Đối với ao nuôi đơn nếu trường hợp nền đáy quá ô nhiễm do chất thải và thức ăn thừa tích tụ dễ dẫn đến nguy cơ bệnh bùng phát. Do vậy, khi cá đạt cỡ 200 – 300 g có thể chuyển cá sang ao mới kết hợp với phân loại cá theo kích cỡ để điều chỉnh mật độ.

b. Nuôi ghép

Cá chẽm có thể nuôi chung với cá rô phi với mục đích để cá rô phi ăn bớt thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời số cá con của cá rô phi là nguồn thức ăn cho cá dữ, hạn chế chi phí thức ăn.

Đối với nuôi ghép, sau khi cải tạo ao tiến hành bón lót phân hữu cơ với liều lượng 10-15 kg/100 m2). Sau 5-7 ngày khi sinh vật phù du phát triển, tiến hành thả cá rô phi trưởng thành vào với mật độ 1-2 con/m2 (tỷ lệ đực/cái: 1/3). Nuôi sau hai tháng khi cá rô phi con xuất hiện thì thả cá giống.

Cá chẽm giống thả vào nuôi với kích thước 10-12 cm, mật độ 30-50 con/100 m2.

Đối với ao nuôi ghép do có cá rô phi làm thức ăn nên lượng thức ăn cũng như số lần cho ăn được điều chỉnh tùy theo số lượng cá rô phi có trong ao.

Đối với ao nuôi ghép thì hạn chế thay nước để giữ thức ăn tự nhiên cho cá rô phi, nếu thay thì chỉ thay khoảng 30% lượng nước trong ao.

3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

a. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đang phải đương đầu, hiện tại cá tạp là nguồn thức ăn thường dùng cho nuôi cá chẽm.

Đối với nuôi đơn, nếu sử dụng cá tạp thường băm cá cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối. Liều lượng: Hai tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng thân cá; sau đó cho ăn 5% trọng lượng thân cá

Đối với ao nuôi ghép, liều lượng cho ăn bằng 1/2 so với ao nuôi đơn và điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo lượng cá rô phi sinh sản trong ao. 

Do nguồn cá tạp ở một số nơi khan hiếm đặc biệt vào mùa mưa bão, có thể dùng thêm bột cám gạo để giảm lượng cá tạp sử dụng với tỷ lệ cá tạp: 70%, cám gạo: 30%. 

Hiện nay, một số nước tiên tiến sử dụng thức ăn chế biến (nhiều thành phần) cho quá trình nuôi cá chẽm. 

Bảng 2: Phối hợp thành phần thức ăn của cá chẽm

Thành phần

Tỷ lệ (%)

Bột cá

35

Bột cám

20

Bột đậu nành

15

Bột bắp (ngô)

10

Bột lá

3

Dầu mực (hoặc dầu cá)

7

Tinh bột khuấy hồ

8

Hỗn hợp vitamin

2

b. Quản lý các yếu tố môi trường 

Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, xác định các yếu tố môi trường, theo dõi các yếu tố môi trường và tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời. 

c. Thay nước 

Đối với ao nuôi đơn thường xuyên thay nước và cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay từ 30-50%.

Đối với ao nuôi ghép, do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho cá rô phi nên hạn chế thay nước, khoảng 3-5 ngày thay một lần. Trong ao nuôi cá chẽm thương phẩm, mực nước phải đảm bảo độ sâu trên 1,2 m.

d. Phòng bệnh 

Hệ thống ao nuôi, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng. Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh. 

Thức ăn cho cá phải tươi sống, còn thời hạn sử dụng. Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi. 

4. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch  

Tùy theo cỡ cá được ưa chuộng trên thị trường mà quyết định thời điểm thu hoạch. Sau 6-12 tháng nuôi, cá chẽm đạt kích cỡ 0,5-1,2 kg/con có thể thu hoạch cá. Khi thu hoạch cần chú ý: 

Không cho cá ăn 1-2 ngày trước khi thu hoạch. 

Phương pháp thu hoạch: Trước khi thu hoạch, tháo cạn nước ao nuôi còn khoảng 0,5 - 0,6m. Sử dụng lưới kéo có kích thước mắt lưới 2a = 1-2 cm để thu cá, cuối cùng tháo cạn bắt cá bằng vợt lưới để tránh cá đâm vào tay. 

Cá sau khi thu hoạch phải được giữ sống, hoặc bảo quản tươi trước khi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm. 

TTKNQG, Khuyến nông VN, 04/12/2013

 

Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ao

Mặc dù nuôi cá chẽm đã thực hiện hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam châu á và châu úc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại. Hiện nay việc nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và kh năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt, nếu như đáp ứng được những yêu cầu về cung cấp con giống, vị trí thích hợp và trại giống được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn giống tự nhiên thì rất hạn chế. Cũng giống như nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn cho việc thâm canh hóa nghề nuôi cá Chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất cá chẽm nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này sẽ lớn mạnh trong tương lai So sánh tốc độ tăng trưởng của cá nhân tạo và cá giống thu từ tự nhiên khi nuôi trong ao không thấy sai khác có ý nghĩa. Có hai hệ thống được áp dụng nuôi cá chẽm trong ao như sau:

Nuôi đơn

Nuôi đơn là hình thức nuôi một đối tượng chẽm. Hệ thống nuôi này có điểm bất lợi là nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Việc sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lợi nhuận đến mức tối thiểu, đặc biệt những nơi mà nguồn cá hạn chế và đắt.

Nuôi ghép

Đây là phương thức nuôi đầy hứa hẹn, trong việc làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp, nếu không thể hoàn toàn. Phương pháp này là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao. Việc lựa chọn các loài cá làm thức ăn sẽ tuỳ thuộc vào kh năng sinh sản liên tục của chúng nhằm đạt được số lượng đủ để giữ ổn định sự phát triển của cá chẽm trong suốt thời gian nuôi. Đối tượng phụ này phải là loài sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với loài chính về tính ăn như: rô phải (Oreochromis mossambicus, Oreochromis noloticus,...)

Bảng 5.3: So sánh tốc độ tăng trưởng của cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi trong ao giữa cá giống tự nhiên và cá giống nhân tạo ở mật độ 3 con/m2.

Tháng nuôi

Cá giống tự nhiên

Cá giống nhân tạo

Chiều dài

Trọng lưọng

Chiều dài

Trọng lượng

Cá thả
Tháng 1
tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6

10.5
13.0
16.4
20.9
23.4
24.1
28.2

40.4
88.9
204
276
326
385
454

5.2
7.6
10.6
15.2
19.5
21.8
23.2

5.0
12.0
26.0
118
221
281
350

a. Tiêu chuẩn chọn lựa địa điểm nuôi cá Chẽm

Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm. Chất lượng nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. các thông số cho phép như sau:

Thông số

Phạm vi cho phép

pH
Oxy hòa tan
Nồng độ muối
Nhiệt độ
NH3
H2S
Độ đục

7.5-8.5
4-9mg/l
10-30%o
26-32oC
Nhỏ hơn 1mg/l
0.3 mg/l
Nhỏ hơn 10 mg/l

 

Biên độ triều: Vùng tốt nhất cho nuôi cá chẽm nên có biên độ triều vừa phải từ 2-3m. Với biên độ triều ngay cả ao sâu 1,5m cũng có thể tháo cạn hoàn toàn khi triều xuống hay cấp nước dễ dàng khi triều lên.

Địa hình: Vị trí nuôi sẽ có nhiều thuận lợi nếu như lập được bn đồ địa hình, điều đó giúp gim chi phí trong điều hành và phát triển sản xuất, như bơm nước.

Đất: Địa điểm lý tưởng cho ao nuôi là nơi đất có thành phần sét đầy đủ để đm bo giữ được nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.

Giao thông: Giao thông là vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc chọn địa điểm nuôi bởi những hệ quả của nó. Chi phí cao và sự chậm trễ trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ được giảm xuống đến mức tối thiểu nếu như có được vị trí giao thông thuận tiện.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như kh năng về lao động, trợ giúp kỹ thuật, kh năng về thị trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị trí.

b. Thiết kế và xây dựng ao

Ao nuôi cá Chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ 1,2-1,5m. Mỗi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về cống thoát nước (hình 23).

c. Chuẩn bị ao

Chuẩn bị ao nuôi thịt bao gồm các bước những chuẩn bị hệ thống nuôi. Trong nuôi đơn sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì tiến hành lấy nước đầy ao và thả cá nuôi ngay.

Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì bón vôi hữu cơ (phân gà) với tỷ lệ một tấn/ha. Tiếp đó, tăng mức nước dần lên để thức ăn tự nhiên phát triển. Khi thức ăn tự nhiên phát triển nhiều thì th cá rô phải bố mẹ vào với mật độ 5.000-10.000 con/ha. Tỷ lệ đực : cái là 1:3. Cá rô phải nuôi trong ao từ 1-2 tháng hoặc đến khi cá con xuất hiện nhiều thì th cá Chẽm giống vào ao nuôi.

Cá Chẽm giống nuôi với kích cỡ 8-10 cm th vào ao nuôi thịt với mật độ 10.000-20.000 con/ha trong ao nuôi đơn và 3.000-5.000 con/ha cho ao nuôi ghép. Trước khi th cá giống phải thuần hóa chúng dần với nồng độ muối và điều kiện ao nuôi. Cá thả nuôi tốt nhất nên có kích thước đồng đều và thả cá vào lúc trời mát.

d. Quản lý ao

Do phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao nên cần hạn chế sự thay đổi nước cho ao nuôi theo dạng kết hợp. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%. Tuy nhiên trong ao nuôi đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước nhiễm bẩn, vì vậy cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.

e. Thức ăn và cách cho ăn

Trong ao nuôi ghép không cần phải bổ sung thức ăn, nhưng ao nuôi đơn thì phải cho ăn hàng ngày. Phương pháp cho ăn trong ao nuôi cũng giống như trong nuôi lồng.

Tài liệu đào tạo từ xa - Viện Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ

 

Kinh nghiệm nuôi cá chẽm làm giàu

Từ năm công đất thu nhập thấp, ông Nguyễn Khánh Nam (Khóm 2, P. Cam Lợi, TX Cam Ranh, Khánh Hòa) nghĩ cách nâng cao nhu nhập cho gia đình. Phong trào nuôi tôm sú ở tỉnh phát triển rầm rộ nhưng ông Khánh tìm hướng khác, ông tìm đến Trung tâm Khuyến Ngư Khánh Hòa và quyết tâm nuôi cá chẽm, loại cá có nhiều triển vọng xuất khẩu. Sau khi chuẩn bị ao, ông vào huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) tìm mua 10.000 cá chẽm giống, giá 3000 đồng/con.

Chỉ trong 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,8kg/con, thu hoạch được 7200kg, giá bán 40.000đồng/kg, trừ chi phí ông Khánh còn lời trên 75 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh được đánh giá thành công và được Bộ Thủy sản mời báo cáo tại Hội thảo toàn quốc về kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản vừa qua tại Vũng Tàu. Ông Khánh chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chẽm như sau:

Môi trường nuôi: độ mặn 30-35 phần ngàn, pH ao nuôi 7,5-8,5, nhiệt độ thích hợp 2-30 độ C, oxy hòa tan 6-8mg/lít. Chất đáy là cát pha bùn, độ sâu ao 1,3m. Trước khi thả cá ông Khánh cải tạo ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, nạo vét đáy ao, rải vôi khắp ao với liều lượng 1000kg/5000m vuông, sau đó phơi khô đáy ao từ 5-7 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc, sau 5 ngày nước ổn định, tảo phát triển thì tiến hành thả cá giống. Thả cá vào lúc sáng sớm, mật độ thả 2con/m vuông (cá giống đạt kích thước 3-4cm/con).

Quản lý và chăm sóc: Thức ăn chủ yếu là cá tươi sống băm nhỏ như cá cơm, cá nục, cá liệt ... Lúc cá còn nhỏ, lượng thức ăn hằng ngày bằng 10% trọng lượng thân. Khi cá lớn đến 400g/con thì lượng thức ăn hằng ngày bằng 5% trọng lượng thân. Ông Khánh cho cá ăn mỗi ngày một lần vào lúc 8 giờ sáng (cá lớn khỏi phải băm mồi). Khi cho cá ăn cần quan sát mức độ ăn của cá để kịp thời điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Do thức ăn của cá chẽm là cá tươi nên hàng ngày phải thay 20- 30% lượng nước trong ao (dựa vào thủy triều hoặc kết hợp máy bơm). Ông Khánh cho biết, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và hoạt động của cá. Khi rong tạp phát triển trong ao tiến hành làm vệ sinh, vớt rong ra khỏi ao để tránh hiện tượng cá chết do thiếu oxy. Có thể dùng máy quạt nước tăng lượng oxy khi cần thiết.

Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh đạt năng suất cao, trên 14 tấn/ha/ vụ, lợi nhuận cao, có thể tận dụng ao nuôi tôm sú có cát pha bùn, hoặc ao nuôi tôm nghèo dinh dưỡng không đạt hiệu quả để nuôi cá chẽm.

P. Duy - Khoa học phổ thông, 7/1/2005

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang