• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cải tạo ao nuôi cá vược (cá chẽm)

Xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có tổng diện tích nuôi thủy sản vùng mặn lợ là 37 ha, trong đó 9 ha nuôi cá vược. Hiện tại người dân đang chuẩn bị ao để bước vào vụ nuôi mới.

Cải tạo ao nuôi cá vược

Cải tạo ao trước khi nuôi

Đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Cá vược là loài ăn tạp nên lượng thức ăn thải ra rất nhiều, sau mỗi vụ nuôi do lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá bị tích tụ ở đáy ao sẽ tạo thành một lớp mùn bã hữu cơ, là tác nhân gây bệnh và sản sinh ra một số khí độc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá.

Mục đích chính của chuẩn bị ao là tạo ra một nền đáy sạch, để dễ dàng điều khiển các yếu tố môi trường trong suốt vụ nuôi, cá ít bị dịch bệnh, đạt năng suất cao. Chuẩn bị ao gồm các bước sau:

1. Cải tạo đáy

Đối với vùng đất không bị nhiễm phèn, tháo cạn nước, tiến hành nạo vét lớp bùn đen tích tụ ở đáy ao.

Đối với ao bị nhiễm phèn, tiến hành cải tạ ướt, sục bùn lên bằng cách cho trâu bừa hoặc dùng trang cao, dùng máy bơm áp lực mạnh để rửa trôi chất thải ra khỏi ao.

2. Bón vôi

Sau khi đưa lớp bùn đen ra ngoài thì tiến hành bón vôi ở đáy và xung quanh bờ ao để diệt khuẩn, lượng vôi bón 1 - 2 tấn/ha. Vôi có nhiều loại, khi cải tạo thì nên dùng vôi bột CaO vì loại vôi này có tác dụng diệt khuẩn cao, còn trong quá trình nuôi nên dùng vôi Dolomite có khả năng làm tăng hệ đệm của nước, tránh gây sốc cho cá.

Sau khi bón vôi xung quanh bờ ao và đáy ao, phơi đáy ao nứt chân chim từ 10 - 15 ngày để diệt khuẩn.

Lưu ý: Đối với ao bị nhiễm phèn không phơi đáy ao để tránh hiện tượng xì phèn.

Kiểm tra bờ ao, gia cố bờ tránh hiện tượng bị rò rỉ, cống cấp, cống thoát trước khi thả cá giống.

3. Lấy nước và diệt tạp

Lấy nước qua lưới mịn với mực nước 1 - 1,2 m, độ mặn thích hợp cho cá phát triển 10 - 20‰.

Diệt tạp bằng Saponin với lượng 10 - 15 kg/1.000 m3, với mục đích diệt các loại địch hại như cá tạp, cua, còng… đảm bảo cá nuôi đạt tỷ lệ sống cao. Sau khi lấy đủ mực nước trong ao, gây màu nước sau 3 - 5 ngày để ổn định môi trường nước thì tiến hành thả cá giống.

CAO THỊ HÀ - Nông nghiệp VN, 08/04/2015

Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá chẽm

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang