• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ thuật nuôi cá chình

Cá chình là loài cá có thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, cá có khả năng thích ứng rộng với độ mặn. Chúng có thể sống cả ở nước mặn, lợ, ngọt. Cá Chình có thể được nuôi trong những ao nhỏ và vừa nên các hộ dân có thể tận dụng những ao, đìa xung quanh nhà hoặc từ mô hình “Cải tạo vườn tạp” để phát triển nuôi loài cá này. Gần đây cá Chình được xem là đối tượng nuôi dễ, mang lại hiệu quả, ít rủi ro. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu mô hình nuôi cá Chình trong ao đất. Trong quá trình nuôi, người nuôi cần phải chú ý đến một số đặc điểm quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi như sau:

Thiết kế và xây dựng ao

Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế sản xuất của nông hộ mà bố trí ao nuôi cho phù hợp. Diện tích tốt nhất là khoảng 200-1000m2, nên bố trí ao nuôi dốc về phía cống thoát nước. Cần phải có ao chứa nước dự phòng để tiện trong việc, xử lý, cấp nước khi cần thiết.

Chọn ao có bờ cao hơn mặt nước từ 60 cm trở lên và xung quanh ao phải rào lưới cao 50cm để tránh cá thoát ra ngoài, bờ ao không thẩm lậu, rò rỉ. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn, độ sâu từ 1,5 – 1,8m. Nên nên bố trí ống bọng bằng sành hoặc nhựa vào trong ao để cá có chỗ cư trú.

Cải tạo ao

Ao cần được tát cạn, sên vét bùn đáy, rãi vôi CaCO3 (vôi công nghiệp) từ 50-100kg/1000m2 tùy theo pH đất.

Phơi đáy ao từ 5-7 ngày (đối với những vùng đất có phèn tiềm tàng thì bà con nên phơi 2 ngày rồi cấp nước vào để tránh hiện tượng xì phèn). Sau đó cấp nước vào đầy ao nuôi, lưu ý cần phải lọc để nước đạt độ sâu 1,5-1,8m rồi xử lý ao bằng thuốc tím 2-4kg/1000m2. sau 2 ngày ta tiến hành gây màu nước để ổn định chất lượng nước trong ao, tạo nên môi trường phù hợp với tập tính sống của cá. Có thể bón phân DAP hoặc NPK ( hòa tan trong nước) với liều lượng 1-2kg/1000m2 hòa tan tạt vào lúc 8h sáng liên tục trong 2-3 ngày đến khi nước có màu xanh đọt chuối, độ trong 30-40cm, p H : 7.5 – 8.5 thì đạt yêu cầu.

Cá Chình thường không thích ánh sáng, cho đặt các vật như ống sành, ống nhựa hoặc thả chà khô… để chúng trú ẩn.

Chọn và thả giống

Chọn giống: cần chọn mua cá từ các cơ sở cung cấp giống uy tín. Cá giống khỏe, da bóng, nhiều nhớt, không bệnh tật. do nguồn giống chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, cô bác cần lưu ý tránh mua cá đánh bắt bằng câu, xung điện …khi thả thì tỷ lệ hao hụt rất cao. Có thể chọn giống cá ương tại địa phương từ cá hương lên cá 10con/kg, cá này ít hao hụt, tỷ lệ sống cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương.

Trọng lượng cá thả tốt nhất từ 5 – 10con/kg là tốt nhất.

Mật độ thả: từ 0.5-1con/m2.

Vận chuyển cá giống

Vận chuyển bằng túi nilông có bơm ôxy

Chú ý :

+ Trước khi vận chuyển 1 ngày không cho cá ăn, cần nhốt cá vào giai, đặt chỗ nước trong, có dòng chảy để luyện 24-26 giờ cho cá quen môi trường chật hẹp;

+ Phải hạ nhiệt độ cho cá xuống 8-10oC, mới cho đóng vào túi, làm cho cá ở trạng thái ngủ, ít hoạt động, nhiệt độ hạ từ từ, không vượt quá 5 - 8oC một lần;

+ Khi đóng túi mật độ không được vượt quá 5kg/túi; ôxy không được quá ít cũng không được quá nhiều đều không có lợi cho cá; không được đè vật nặng lên trên túi giấy; tính toán thời gian vận chuyển hợp lý cho mỗi lần vận chuyển; nếu thời gian vận chuyển quá dài phải mở túi ra thay nước, bơm lại ôxy; thời gian vận chuyển quá dài, mật độ vận chuyển phải giảm tương ứng;

+ Vận chuyển đến nơi, thả cả túi nilon xuống ao để nhiệt độ trong, ngoài túi bằng nhau mới mở túi cho cá ra ngoài.

Trước khi thả cần dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tắm cho cá :

- KMnO4 : 1 - 3 ppm;

- CuSO4 : 0,3 - 0,5ppm;

- Formalin : 1 - 3 ppm.

Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15 - 30 %o từ 15 - 30 phút.

*Quản lý chăm sóc.

Cần phải quản lý các vấn đề sau:

a) Quản lý hằng ngày:

Cá Chình là đối tương nuôi mới, hằng ngày phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kip thời khi tình huống xấu xảy ra. Theo dõi thật kỹ từ cách cho ăn đến sự biến đổi môi trường (đặc biệt pH, khí độc).

b) Quản lý thức ăn: cần tuân thủ các vấn đề sau:

Thức ăn cho cá Chình bao gồm giun, ốc, cá tạp…cần băm nhỏ cho vừa cỡ miệng cá. Để cá dễ ăn và tránh nhiễm bệnh ký sinh từ cá tạp, nên nhúng cá qua nước muối sau đó xã lại nước ngọt rồi đem cho cá ăn. Khi cá còn nhỏ, thức ăn nên xay ra để cá dễ ăn. Để quản lý thức ăn hàng đ hiệu quả cấn lưu ý một vấn đề sau:

- Thức ăn cần tươi, sạch (tránh mua thức ăn đả qua ốp hóa chất).

- Phải xác định vị trí đặt sàn hợp lý.

- Phải canh thức ăn không để quá dư (ở nhiệt độ nước khoảnh 25 oC lượng thức ăn cho ăn một ngày đêm từ 5 – 10% tổng trọng lượng cá trong ao. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 oC hoặc cao hơn 34oC thì phải giảm bớt lượng cho ăn trong ngày. Thường lấy mức cá cho ăn trong 1giờ làm chuẩn, điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1giờ làvừa. Do cá lớn dần nên cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần. Tùy vào thời tiết, giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Cá thường ăn mạnh vào nhũng ngày nắng tốt, có gió và giảm ăn vào những ngày âm u có mưa, lặng gió) ..

- Phải cho ăn đúng giờ. Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ.

- Cho ăn một cử trong ngày sáng hoặc chiều mát.(sàn cho cá ăn là khung hình vuông làm bằng sắt, kích cở tốt nhất rộng 1m2 cao 20cm, căng bằng lưới cước)

c) Quản lý môi trường:

Chủ yếu là quản lý các yếu tố:

Quản lý pH: cần khống chế ở 7.5-8.5.

Oxy hòa tan: cần duy trì từ 3mg/l trở lên

Độ trong: gây màu nước hoặc thay nước để điều chỉnh độ trong thích hợp 30-40cm.

Nhiệt độ: thích hợp tự 25-34 C.

Chúng ta thay nước khi thật sự cần thịết. Bởi vì, cá chình rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường. Mỗi lần thay không vượt quá 20% lượng nước trong ao.

Vào những ngày nắng nóng, tốt nhất chúng ta nên lấy nước vào lúc nữa đêm đến sáng sớm để tránh cho cá bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bỏ ăn, dễ sinh bệnh.

TRUNG TÂM KHUYẾN NGƯ BẠC LIÊU ( 21/8/2007)

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang