Cá song chấm nâu (có tên khoa học là Epinephelus coioides) có giá trị kinh tế cao, phân bố phổ biến dọc bờ biển nước ta.
Điều kiện ương nuôi
- Bể ương: Bể có thể tích 2-100m3 làm bằng xi măng hoặc composite có màu ghi sáng.
- Lồng nuôi: kích thước lồng 3x3x3m, với các kích cỡ mắt lưới 2a=1- 7cm.
- Bè nuôi đặt ở vùng biển sâu 6-10m, ít sóng gió và an toàn về mùa mưa bão, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước ô nhiễm.
Chọn nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cá bố mẹ được nuôi vỗ ở bè bằng cá tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao và bổ sung thêm một chất bổ trong giai đoạn chuẩn bị cho đẻ.
- Cá bố mẹ được kiểm tra thường xuyên và chọn ra những cặp bố mẹ tốt nhất đưa lên cho đẻ ở bể.
Cho cá sinh sản
- Mùa sinh sản của cá song chấm nâu bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 và chúng đẻ rải rác vào các ngày trong tuần.
- Trứng sau khi thụ tinh ở bể đẻ được thu lại và chỉ lọc lấy những trứng tốt (vì trứng nổi lên mặt nước). Sau đó, ấp trứng 18-24 giờ và nở thành ấu trùng.
- Ấu trùng trải qua các giai đoạn biến thái trong thời gian 40-45 ngày và chuyển sang giai đoạn cá hương.
Ương nuôi cá
Mật độ tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá và cách thức ương nuôi. Nếu nuôi dày quá cá sẽ sinh trưởng chậm, dễ mắc dịch bệnh và tỉ lệ sống thấp.
Thức ăn
- Giai đoạn ấu trùng thức ăn là những loại động vật nguyên sinh như luân trùng, Artemia và thức ăn tổng hợp có cỡ viên phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng.
- Giai đoạn cá hương cho ăn 3-4 lần/ngày bằng thức ăn tổng hợp có cỡ viên 1-2mm và bổ sung xen kẽ một số bữa cá tươi xay nhỏ.
- Giai đoạn cá giống cho ăn ngày hai lần bằng thức ăn tổng hợp có cỡ viên 2-4mm và bổ sung xen kẽ một số bữa cá tươi xay nhỏ.
- Giai đoạn cá thương phẩm: cho ăn cá tươi băm nhỏ 1 lần/ngày.
Cần chú ý quản lý tốt khâu cho ăn vì thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Phân đàn và chọn lọc cỡ cá
Trong giai đoạn cá hương và cá giống dưới 10cm, cá được lọc bằng rổ lọc inox với các cỡ lọc đảm bảo sự đồng đều về cỡ cá, tránh hiện tượng cá lớn ăn cá bé. Còn đối với cá lớn hơn 10cm, thì việc phân lọc được thực hiện trên cơ sở cảm quang.
Phòng và chữa bệnh
Trong quá trình ương nuôi cá song chấm nâu thường gặp một số bệnh: bệnh do ký sinh trùng (đốm trắng, phồng mắt, dính tia mang), bệnh do vi khuẩn (loét gốc vây, gốc đuôi, loét da ở đầu và thân), bệnh do virus (VNN), ngoài ra còn một số bệnh khác mà nguyên nhân chưa xác định rõ ràng...
- Phòng bệnh: Phòng bệnh cho cá bằng cách thường xuyên hoán chuyển bể nuôi và lồng nuôi; xử lý thuốc sau mỗi lần chuyển và phân lọc cá; mọi dụng cụ làm việc liên quan đến ương nuôi cá đều phải được khử trùng trước và sau khi dùng. Ngoài ra, ương nuôi với mật độ thưa và quản lý chất lượng nước tốt là biện pháp phòng tránh dịch bệnh tốt nhất.
- Xử lý bệnh: Dùng thuốc xử lý ngay trong bể nuôi với khoảng thời gian tuỳ theo nồng độ thuốc cần xử lý (ứng dụng trong ương nuôi ở bể); tắm cho cá với nồng độ thuốc cao trong thời gian ngắn (ứng dụng cho cả trong ương nuôi ở bể và nuôi bằng lồng trên biển).
- Một số thuốc thường dùng trong phòng và trị bệnh là Formol, IDINE, CuSO4, Oxytetraciline, Cyprofloxaxine...
NÔNG THÔN NGÀY NAY - 10.11.2003
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.