• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo quản tinh trùng cá mú cọp trong tủ lạnh

Nhóm nghiên cứu Lê Minh Hoàng, Phạm Quốc Hùng, Viện nuôi trồng thủy sản đã tìm hiểu ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh.

Bảo quản lạnh tinh trùng của động vật thủy sản ở nhiệt độ cận 0 độ C được yêu cầu đối với một số tình huống. Việc làm này có thể giúp không phải nuôi giữ động vật thủy sản đực trong thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình sản xuất giống nhân tạo, việc bảo quản lạnh tinh giúp cho quá trình thụ tinh được chủ động hơn, đơn giản trong việc vận chuyển cá bố mẹ từ nơi này đến nơi khác, phục vụ lai tạo giống mới, khắc phục khó khăn trong sản xuất nhân tạo một số loài cá do sự lệch pha giữa cá đực và cá cái đồng thời bảo vệ được nguồn gen. Ngoài ra, bảo quản lạnh tinh trùng còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa việc lưu giữ cá đực, bảo tồn dòng thuần, hạn chế suy giảm do cận huyết trong quần đàn.

Cá mú cọp là loài cá biển có giá trị kinh tế, đã và đang nuôi rộng rãi trên thế giới. Là đối tượng được liệt kê vào danh mục cá loài cá biển có giá trị kinh tế. Đặc biệt, cá mú cọp là loài có đặc tính biến đổi giới tính từ lúc nhỏ cho đến lúc thành thục là con cái sau đó thì chuyển thành con đực. Ngoài ra, loài cá này không đồng pha trong sinh sản nhân tạo như thu được tinh trùng trong khi đó trứng lại chưa đạt mức độ thành thục. Đây là một trở ngại lớn trong công tác sinh sản nhân tạo khi không chủ động được sự đồng pha giữa con đực và con cái.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu bảo quản và lưu trữ tế bào sinh dục thành thục nói chung và tinh trùng cá nói riêng trong tủ lạnh là giải pháp tốt cho việc chủ động sinh sản nhân tạo.

Trên thế giới cũng như Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu bảo quản lạnh tinh trùng của một số loài cá đã được công bố như tinh trùng cá hồi bảo quản trong điều kiện có kháng sinh ở 0 độ C duy trì thời gian sống lên tới 34 ngày, tinh trùng cá tra có thể duy trì hoạt lực lên đến 21 ngày khi được bảo quản ở 4 độ C tương tự hoạt lực tinh trùng cá tầm kéo dài đến 28 ngày, tinh trùng cá đù vàng bảo quản trong dịch tương nhân tạo có bổ sung kháng sinh duy trì hoạt lực lên tới 26 ngày, tinh trùng cá chẽm mõm nhọn bảo quản trong dịch tương nhân tạo có thể duy trì hoạt lực đến ngày thứ 24 ở nhiệt độ 2 độ C...

Đa phần các công trình nghiên cứu này cho rằng chất lượng tinh trùng bảo quản trong tủ lạnh chịu sự ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ. Một vài nghiên cứu đã được công bố trên cá mú cọp như nghiên cứu đặc tính tinh dịch và ảnh hưởng của cation lên hoạt lực tinh trùng và nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này lên bảo quản tinh trùng cá mú cọp. Chính vì thế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ lên chất lượng tinh trùng cá mú cọp Epinephelus fuscoguttatus bảo quản trong tủ lạnh” là việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm xác định được tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ tối ưu cho chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh đạt chất lượng tốt.

Mỗi đợt thí nghiệm, nhóm nghiên cứu chọn cá đực từ 10 - 15 con. Cá được chọn ở tình trạng khỏe mạnh, không tổn thương, không dị tật,… Cá sau khi chọn đưa vào tiến hành vuốt tinh. Cá đực và cá cái nhốt riêng. Các con cá này được nuôi vỗ tại lồng nuôi - Vạn Ninh - Khánh Hòa. Cá bố mẹ được cho ăn bằng thức ăn cá tạp, lượng thức ăn bằng 5% khối lượng cá bố mẹ.

Những con cá mú cọp đực trưởng thành có màu sắc tươi sáng, hoạt động tốt, không xây sát dị tật và không bị bệnh được sử dụng để tiến hành vuốt lấy tinh dịch. Trước khi tiến hành vuốt tinh, cá đực được gây mê bằng 200 ppm Methyleneglycol monophenylether. Sau đó cá đực được xác định chiều dài và khối lượng bằng thước và cân. Trước khi vuốt tinh dùng khăn sạch lau xung quanh lỗ sinh dục tránh việc lẫn tạp chất nhằm thu được mẫu đạt chất lượng tốt. Sau đó, dùng tay vuốt nhẹ bụng cá cho tinh dịch chảy vào eppendorf tube 15 mL. Khi vuốt chú ý không để nước, máu, nước tiểu và phân cá lẫn vào làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tinh trùng được lấy vào buổi sáng và ở chỗ mát để giúp tinh không bị biến chất. Mẫu tinh thu xong được lưu giữ trên đá lạnh và tiến hành các quan sát và phân tích ngay sau khi đưa mẫu về phòng thí nghiệm

Sau khi nghiên cứu, kết quả cho thấy tinh trùng dược bảo quản trong ASP cho thời gian hoạt lực và vận tốc tốt nhất duy trì đến ngày thứ 24 và ngắn nhất bảo quản trong BSA chỉ duy trì đến ngày thứ 15. Thời gian hoạt lực và vận tốc tinh trùng duy trì lâu nhất khi bảo quản trong ASP ở tỷ lệ pha loãng 1:3 lên đến 24 ngày, và ngắn nhất ở tỷ lệ 1:10 chỉ sống đến ngày thứ 9. Tinh trùng được pha loãng ở tỷ lệ 1:3 trong ASP và bảo quản ở 4 độ C cho thời gian hoạt lực và vận tốc cao nhất, kéo dài đến 24 ngày và thấp nhất ở 0 độ C và 2 độ C chỉ sống đến 21 ngày.

Quỳnh Hoa - Khoa Học Phổ Thông, 19/02/2017

 

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá mú

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang