• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm (Anabas testudineus Bloch)

1/ Nuôi cá tại ao:

- Diện tích ao mương nuôi CRĐ từ 100 m2 - 2.000 m2 mức nước ao sâu trung bình 1,5m, ao nuôi liền với nguồn nước không bị nhiễm các chất độc nông dượccung suốt thời gian nuôi. Ao có bộng cấp và thoát nước càng tốt, tối thiểu có một bộng để lấy nước mới vào, xả nước dơ ra. Bộng phải có lưới bịt chống cá dữ vào ăn cá rô và cá khác vào tranh mồn ăn CRĐ. Để giữ nước cần thiết có thể dùng bao nylon, bao xy măng bịt đầu bộng khi đã cho nước vào ao.

- Ao được cải tạo như các ao nuôi cá khác: Don cây cỏ, vét sình bùn, xảm chặt các hang mội, bón vôi và phân chuồng tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Đắp bờ cao hơn mức nước cao nhất 0,5m, nơi bờ thấp, nơi xung yếu, đập nước, ... dùng lưới chắn kỹ trước khi nước ngập, lưới cao so với mặt đất mực nước ngập 0,5m, lưới gắn chặt vào đất, có trụ kềm lưới. Thường sử dụng lưới cước để ngăn cá. Cho nước vào ao trước khi thả cá 5-7 ngày, mức nước 1m - 1,5m.

a/ Giống cá nuôi:

+ Cỡ CRĐ giống: 300 - 500 con.kg. Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10 con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20 - 30 - 50con/ m2.

+ Có thể thả ghép cá hường giống 1 con / 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của CRĐ, giá bán thấp.

b/ Thức ăn cho cá:

+ Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá. + Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 - 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10 - 20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.

- Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, ... tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,...) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.

- Cho cá ăn: CRĐ lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 - 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho CRĐ ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.

c/ Quản lý chăm sóc cá nuôi:

- Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.

- Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp , phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời.

- Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.

- Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.

2/ Nuôi CRĐ ở ruộng lúa, rừng tràm, sông cụt:

a/ Chuẩn bị nơi nuôi: Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m. Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,... Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi. Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của CRĐ như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,... 

b/ Giống nuôi: Giống CRĐ nên thả cỡ lớn 200 - 300 con/kg. + Thường nuôi ghép CRĐ với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 - 80%, CRĐ 20 - 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2. 

+ Nuôi ở rừng tràm: CRĐ 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước. 

+ Nuôi ở sông cụt: CRĐ 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng. 

d/ Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao 

3/ Thu hoạch cá nuôi: 

Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 - 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 - 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác, thu hoạch CRĐ cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao. Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.

Theo sách NXB Nông nghiệp

 

Nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo

Được Trạm KN huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hỗ trợ 40% tiền mua con giống và 20% tiền mua thức ăn cho cá, anh Nguyễn Ngọc Tước – ngụ ấp K8, xã Phú Đức đã tận dụng diện tích mặt nước ao sau nhà để thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu được lợi nhuận hết sức khả quan. Anh Tước vui vẻ cho biết: "Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Theo tôi, trong quá trình nuôi cần chú ý cho ăn đầy đủ theo chu kỳ phát triển của cá, thức ăn đủ chất, đảm bảo độ đạm cần thiết... Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng nước và rào chắn cẩn thận trong mùa mưa lũ để tránh thất thoát..."

Với 1 cái ao cũ 800m2 phía sau nhà, vào trung tuần tháng 7/2003, anh Tước cho vét bùn non dưới đáy ao rồi rải 10kg vôi bột/m2 để sát trùng... Tiếp đó, anh bơm nước sạch vào ao và thả 40.000 con cá rô đồng giống nhân tạo vào nuôi. Nguồn thức ăn chính của cá rô đồng được anh Tước sử dụng thức ăn viên công nghiệp có chứa nhiều độ đạm. Thời gian đầu cá còn nhỏ khoảng 10 – 15gr/con, anh cho cá ăn 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10kg thức ăn. Hơn 1 tháng sau khi nuôi, cá lớn từ 20–25gr/con, anh cho cá ăn 3 lần/ngày và lượng thức ăn tăng lên 15kg/lần... Và anh tăng dần lượng thức ăn lên trong mỗi lần cho cá ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Bình quân cứ hao tốn gần 2,5kg thức ăn thì sẽ đạt 1kg cá rô đồng thương phẩm! Để tránh bẩn nguồn nước trong ao, anh Tước thường xuyên thay nước ao, định kỳ 1 tháng 1 lần anh bổ sung vào thức ăn cho cá những vitamin, chất khoáng, thuốc xổ giun, sán và những ký sinh trùng bám ngoài da... nhằm kích thích cá rô đồng mau phát triển, tránh được một số loại bệnh thường gặp ở cá rô...

Cứ như thế, anh Tước luôn cần mẫn chăm sóc, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng tăng trưởng cũng như dịch bệnh của cá để có cách chữa trị kịp thời... Từ đó, đàn cá nuôi của anh đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp... Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, anh Ngọc Tước đã cho tát ao và thu hoạch được trên 2,6 tấn cá rô đồng thương phẩm, bán được trên 60 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư như: Cải tạo ao, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá và công chăm sóc... tổng cộng hơn 37 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tước còn lời gần 23 triệu đồng!

Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo của anh Nguyễn Ngọc Tước đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, nhanh chóng thoát nghèo vươn lên khá – giàu từ mô hình này.

NNVN, 19/11/2003

 

Chọn và nuôi cá rô đồng theo hướng bán thâm canh  

- Nên chọn cá giống đạt chất lượng tốt ở những cơ sở cá giống uy tín và nên chọn cá ở kích cỡ có thể chọn lọc được cá cái để nuôi (thường từ 180-200 con/kg).

- Có thể sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn chế biến cho cá ăn nhưng cần có độ đạm cao (25-30%) để cá tăng trọng nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

- Nên cho cá ăn dặm thêm vào buổi tối (8-9 giờ) cá sẽ lớn nhanh hơn.

- Cần tính toán thời gian nuôi thích hợp, không nên thu hoạch cá vào mùa lũ, giá cá thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

- Khi cá nuôi khoảng 5 tháng mà trọng lượng trung bình nhỏ hơn 70g/con (15 con/kg) thì không nên nuôi tiếp vì cá đã mang trứng lớn chậm, không có hiệu quả kinh tế.

- Tận dụng những bưng biền, ruộng trũng cải tạo thành ao để nuôi cá rô đồng rất tốt vì có mực nước sâu, gần sông rạch nên cấp sạch và thoát nước dễ dàng. Tuy nhiên cần phải gia cố, cải tạo bờ ao chắc chắn.

KS. Đặng Tịnh - Phó Trưởng Trạm khuyến nông Hóc Môn - KHPT, 3/2/2005

Video: Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

 

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang