Thị trường ngày nay đòi hỏi cá rô phi cũng như các sản phẩm thủy sản nói chung phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, người sản xuất phải quan tâm đến vấn đề này.
An toàn vệ sinh thực phẩm, đối với nuôi cá rô phi cần phải đạt những yêu cầu:
- Sản phẩm cá không bị nhiễm vi sinh đặt biệt là bệnh Streptrococus, không nhiễm hóa chất độc hại (Chloramfenicol) và không chứa các ion kim loại nặng như Cu++, Hg++, Pb++, Ng++, và Fe...
- Thịt cá không có mùi hôi của thức ăn, của môi trường như mùi bùn, mùi của tảo.
- Sản phẩm cá phải đạt gía trị dinh dưỡng, kích cỡ theo yêu cầu thị trường.
- Biện pháp nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Điều kiện môi trường nuôi
Để nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể tiến hành nuôi ở ao, hồ, ruộng chuyển đổi, trong lồng bè trên sông, hồ chứa và nước lợ. Song phải đảm bảo các điều kiện sau :
- Nước sạch, không bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu, nhà máy hóa chất, không mang nguồn lây nhiễm bệnh. Chất lượng nước đảm bảo các chỉ tiêu pH= 6,5-8,5, oxy hoà tan lớn hơn 3mg/l; khí H2S trong nước 0,02mg/l , NH3 nhỏ hơn 0,03mg/l; khí Cl trong nước nhỏ hơn 0,03mg/l và độ trong của nước từ 20 đến 30cm. Các ion kim loại nặng như Fe, Cu, Mg, Zn, Pb không vượt qúa mức cho phép. nuôi trong nước lợ độ mặn bảo đảm 5%o.
- Nguồn cấp nước vào ao chủ động và được kiểm soát trước khi vào ao và thải ra ngoài.
Điều kiện ao đầm và lồng bè nuôi cá
- Ao đầm nước ngọt
Diện tích thích hợp 4000 - 5000m2, mực nước ổn định từ 1,5 - 1,7m, nền đáy cứng, ít bùn. Bờ ao chắc chắn, đỉnh bờ cao hơn mực nước trong ao khi cao nhất là 0,5m. Ao đầm ở nơi thoáng có thời gian chiếu sáng dài, có hệ thống mương công hoàn chỉnh cấp nước, tiêu nước thuận lợi.
- Ao đầm nước lợ
Diện tích từ 0,5 đến 1ha, mực nước ổn đính, 1,2 - 1,5m. Có điều kiện cấp thoát nước chủ động.
- Nuôi ở lồng bè trên sông hồ
Nguyên liệu làm lồng bè là tre hóp, gỗ chịu nước, lưới dệt hoặc nhựa composite. Lồng có dạng hình khối chữ nhật kích thước phổ biến là :
3 x 2 x 1,7m (dài x rộng x cao) hoặc 4 x 3 x 1,7m.
Lồng bè nuôi ở sông lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/gy. Nếu nuôi nhiều lồng , mỗi cụm không qúa 20 cái và cách nhau 150 - 200m.
Nuôi ở hồ chứa lưu tốc dòng chải 0,1 - 0,2m/gy. mỗi cụm lồng không qúa 15 cái và đặt cách nhau 200 - 300m.
Trước khi thả cái rô phi giống vào nuôi, ao, đầm, lồng bè phải được vệ sinh, cải tạo môi trường.
Đối với ao đầm: Tháo cạn nước cũ, bốc vét bùn phơi khô đáy ao (đối với ao không chua phèn) tiến hành cày nhẹ đáy ao, để ải nhằm cho đất xốp, đáy thống thoáng tăng được mầu mỡ cho ao. Đối với ao không thể thoát cạn được, dùng máy bơm áp lực lớn, bơm cạn nước, hút bùn. Sau đó dùng vôi cải tạo với lượng 10 - 12kg/100m2.
Đối với lồng bè : Cọ rửa sạch phơi khô, dùng vôi hoặc nước clorua vôi phun đều một lượt trong và ngoài lồng bè, sau đó phơi khô từ 1 - 2 ngày mới hạ thủy dùng. Lồng đặt cạnh đáy từ 3 - 4m và ngập nước từ 1 - 1,5m.
Tiêu chuẩn cá giống và mật độ nuôi
Cá rô phi nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm phải có chất lượng như sau :
+ Là dòng GIFT đơn tính sản xuất giống bằng công nghệ di truyền hoặc bằng hormon tính đực 17a methyltestosteron.
+ Ngoại hình cân đối, không bị dị hình, trốc vảy, cỡ đồng đều bơi lội nhanh nhẹn.
+ Không có dấu hiệu bệnh lý
+ Chiều dài thân 5-6cm/con, khối lượng cơ thể 10-12g/con. nuôi trong ao đầm mật độ thả 2-3 hoặc 5-6con/m2 . Nuôi trong lồng bè mật độ thả 80 - 100 con/m3 hoặc từ 159 - 200 con/m3 .
Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được vô trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% trong 5 - 10 phút. Ở miền Bắc thả nuôi ao vào tháng 3 - 4, ở miền Nam thả giống nuôi quanh năm. Nên thả tập trung đủ mật độ trong vòng từ 3 - 7 ngày.
Thức ăn và chế độ cho ăn
Nuôi cá rô phi an toàn thực phẩm, thức ăn cho cá chủ yếu là chế biến công nghiệp có hàm lượng protein từ 20 - 30% và không chứa kháng sinh, hóa chất trong thức ăn. Nếu dùng thức ăn phối chế, thành phần gồm: Bột cá 10% + bột đậu tương 12% + khô lạc 15% + bột ngô 17% + bột sắn 5% + cám gạo 40% và 1% là Premix . Thức ăn nấu chín. Lượng thức ăn hàng ngày (kể cả thức ăn công nghiệp) là 10 - 15% khối lượng cá nuôi. Cứ 20 - 25 ngày định lượng khối lượng cá nuôi một lần để xác định khối lượng thức ăn.
Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng và chiều, cho thức ăn vào sàn, đặt cố định nhiều địa điểm trong ao để dễ kiểm tra.
Chăm sóc cá nuôi
- Thường xuyên theo dõi mực nước, màu nước ao đầm nuôi. Nếu cạn nước phải cấp bù kịp thời . Nếu nước ao màu đen cấp thêm nước mới để pha loãng cho phù hợp hoặc tháo bỏ nước cũ.
- Định kỳ khảo sát hàm lượng oxy để vận hành máy quạt nước, nhất là về đêm, gần sáng.
- Định kỳ thay nước mới để kích thích cá sinh trưởng. Từ tháng nuôi thứ ba thay nước mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ thay và cây nước 1/3 lượng nước trong ao.
Từ tháng thứ 5 - 6 thay nước 4 lần/tháng mỗi lần từ 1/2 ao. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao, đầm, lồng bè, nếu phát hiện cá có biểu hiện khác thường khi bơi lội phải kiểm tra để xác định nguyên nhân.
- Cá nuôi ở lồng bè, cứ 3 ngày vệ sinh lồng một lần: cọ rữa phía ngoài và phía trong lồng. Phòng trị bệnh cho cá nuôi : Cá rô phi nuôi thâm canh thường gặp một số bệnh như: Nấm thủy my, trùng bánh xe, trùng qủa dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có biểu hiện triệu chứng phát sinh riêng. Cần kiểm tra hoạt động của cá và thân thể cá để có biện pháp phòng trừ. Để chủ động phòng bệnh cho cá trong qúa trình nuôi cần tiến hành như sau:
+ Dùng vôi nông nghiệp CaCO3 phun xuống ao mỗi tháng từ 2 - 3 lần, mỗi lần 100 - 150kg/ha.
+ Dùng chế phẩm sinh học Zeolite Granlax với lượng 100 - 150kg/ha, cứ 10 - 15 ngày dùng 1 lần.
Không dùng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm vào phòng trừ bệnh cho cá.
Thu hoạch cá
Nuôi từ 5 - 6 tháng cá đạt từ 0,5kg/con trở lên, tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày ngưng cho cá ăn, giảm mực nước từ 1/3 - 1/2 khối lượng nước trong ao, dùng lưới vây bắt, tránh không để cá sặc bùn. Sau đó tháo cạn dùng vợt bắt hết . Cá đưa vào các dụng cụ chứa nước sạch. Tuyển chọn những con không đủ quy cỡ thu hoạch nuôi tiếp và thu hoạch sau.
Đối với cá nuôi ở lồng bè, dùng vợt thu dần và tuyển lựa cá nhỏ để nuôi tiếp.
Cá thu hoạch được cần vận chuyển tiêu thụ xa phải dùng oxy để vận chuyển, không dùng thuốc gây mê cho cá.
Nuôi cá rô phi an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều nơi đã đạt năng suất 10 - 15 tấn/ha và 30 - 40kg/m3 lồng. Tỷ lệ sống 80 - 85% cỡ cá thu hoạch 0,5 - 0,6kg/con
Khoa học và đời sống, 18/5/2004
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá rô phi
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.