• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi cá tra ở miền bắc

Cá tra chủ yếu được nuôi ở lưu vực sông Mê Công, không thích nghi với khí hậu lạnh ở miền bắc. Nhưng với kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất, lồng bè và kỹ thuật lưu giữ cá qua đông của Viện Nghiên cứu thuỷ sản 1, sẽ là cơ sở để phát triển nuôi cá tra ở miền bắc.

Ương cá tra trong ao đất

- Chuẩn bị ao: Diện tích ao khoảng 100-500m2, có cống cấp thoát nước, độ sâu nước ao từ 1,2-1,5m, bùn đáy ao dày 20-30cm. Cần tát cạn ao, vét bùn tu sửa bờ. Bón vôi 8-12kg/100m2 ao, phân chuồng 30-35 kg/100m2. Nước cấp cần được lọc qua lưới có cỡ mắt 1-2 mm.

- Mật độ thả: Chọn cá khoẻ, không bệnh tật, dị hình, sây sát, kích cỡ cá hương 0,1 - 0,3g/con. Mật độ thả 50-60 con/m2. Mùa vụ ương từ tháng 3-9, 10 âm lịch.

- Chăm sóc, quản lý ao: Dùng thức ăn tự chế có độ đạm 28%, cho ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn bằng 8-10% trọng lượng quần đàn. Thường xuyên kiểm tra ao, diệt trừ địch hại như ếch, rắn...

Nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất

- Chuẩn bị ao nuôi: Bơm cạn, tẩy dọn và vét bớt lớp bùn đáy. Tẩy vôi 8-12 kg/100m2, phơi đáy ao 2-3 ngày. Bón lót 30-35kg phân chuồng/100m2. Nước cấp vào ao cần lọc qua lưới có kích cỡ 1-2mm, mực cấp nước 1,5-2,5m.

- Mật độ thả: Chọn cá khỏe mạnh, không bệnh tật, trọng lượng trung bình 50-100g/con. Mật độ thả 5-7 con/m2.

- Chăm sóc: Thay nước 2 lần/tuần, lượng nước thay 1/4 - 1/3 tổng lượng nước trong ao. Vệ sinh ao nuôi, phát quang cỏ dại.

Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 giờ và 17 giờ.

Nuôi cá tra thương phẩm trong lồng

- Chuẩn bị lồng nuôi: Nuôi tại hồ chứa nên chọn vị trí có độ sâu tối thiểu khi mực nước hồ thấp nhất từ 4-5m.

Trên sông chọn nơi nước chảy ổn định, không có dòng nước chảy xoáy, lưu tốc 0,5-1m/giây. Nuôi ở khu vực nguồn nước không ô nhiễm, không bị nguồn nước thải đổ trực tiếp vào.

Lồng nuôi có kích cỡ 2x2x2m, gồm 2 phần: khung pháo làm bằng tre, gỗ, sắt; phao làm bằng thùng phi, nhựa, sắt. Mùa vụ thả: tháng 3 và 4 âm lịch.

- Chọn cá giống: Kích cỡ cá thả 50-100g/con. Cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật, không sây sát.

- Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh lồng bè thông thoáng. Cho cá ăn thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày, vào 8 giờ và 17 giờ.

Lưu cá tra qua đông

Lưu cá tra tại hồ chứa: Thời điểm thả cá vào tháng 10 - 11. Kích cỡ thả từ 20-100g/con. Mật độ thả 150-200 con/m2.

Lưu cá tra tại ao đất: Nhà trú đông cho cá thiết kế có mái che phủ toàn bộ ao nuôi. Khung nhà làm bằng tre, dùng nilon làm mái che. Nhà lắp hệ thống sục khí và lò nâng nhiệt nước ao.

- Chuẩn bị ao như với nuôi cá bình thường. Nước ao cấp đạt độ sâu 1,5-2m.

- Thả cá: Mật độ thả 5-10 con/m2. Thời gian thả tháng 10 âm lịch. Kích cỡ cá thả 50-200g/con.

- Chăm sóc: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm 28-30% . Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C nâng nhiệt nước bằng lò nâng nhiệt, đóng kín cửa nhà trú. Trong mùa đông cho máy sục khí hoạt động từ 10 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau.

Phòng trị bệnh

- Nuôi lồng: Treo túi vôi trong lồng 2kg/m3; hòa Xanhmalachit 1g/m3 (Hoa chat nay da bi cam su dung). Mùa đông, đông xuân treo 2 lần/tháng, mùa hè 1 lần/tháng.

- Nuôi ao: Thường xuyên vệ sinh ao, bờ ao. Ao cá thương phẩm thay nước 2 lần/tháng. Phòng bệnh ký sinh trùng, nấm bằng vôi, giữ môi trường trong ao sạch.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. XUÂN MAI - Nhân dân, 28/11/2003

 

Miền Bắc cũng có thể nuôi được cá tra, basa

Trung tâm nghiên cứu giống thuỷ sản Hải Phòng (Sở Thuỷ sản Hải Phòng) mới đây đã nghiên cứu và nhân nuôi thành công giống cá tra, basa cho vùng nước ngọt. Đây là nơi đầu tiên của miền Bắc thực hiện được chương trình này, theo đánh giá trong một tương lai không xa cá basa sẽ được đưa ra nuôi đại trà ở hầu hết các địa phương phía Bắc.

Từ cuối năm 2001, các cán bộ của Trung tâm giống thuỷ sản Hải Phòng đã bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu, chuyển giao cách thức đưa cá tra, basa vào nuôi trong môi trường nước ngọt. Giống cá được chọn có nguồn gốc từ An Giang. Theo ông Nguyễn Văn Đán - Phó Giám đốc Trung tâm, ở các tỉnh phía Nam cá tra, basa phát triển được là nhờ vào nguồn nước thuận lợi, nhiệt độ ổn định, không giá lạnh như ở miền Bắc. Do vậy, khi đưa cá vào nuôi trong môi trường nước ngọt, đặc biệt là thời tiết giá lạnh cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho cá làm quen với môi trường trước khi thả xuống nước từ 1-2 giờ.

Quy trình ương giống được tiến hành theo các bước, chọn 6- 8 con làm một tổ hợp, đưa cá vào các mành lưới riêng biệt. Trong thời gian này phải luôn luôn chú ý, chăm sóc cá cẩn thận. Khi chúng lớn được 1-2 gram bắt đầu chuyển cá ra nuôi tại ao lớn. Ao được xây dựng như ao nuôi cá nước ngọt bình thường, chú ý nguồn nước cấp vào đảm bảo sạch, không có mùi, khoáng chất gây hại cho cá, độ pH duy trì ở mức 7- 8,5, độ mặn 1-2 phần ngàn. Xử lý đáy ao bằng các phương pháp diệt tạp, rắc vôi bột, bón cho ao 3 loại phân: đạm+ phân mục+ phân lân. Kích thước ao phù hợp nhất 300- 1.000m2/ao, độ sâu 0,8- 1,4m, đảm bảo mặt ao thông thoáng, không ô nhiễm.

Mật độ thả cá dao động 4- 10con/m2 tuỳ thuộc vào sản lượng thực tế mà người nuôi cần đầu tư, nếu ao, hồ rộng, sạch có thể thả dày hơn. Ngoài ra, để tận dụng nguồn thức ăn thừa do cá không sử dụng hết, nên thả bổ sung một số loài cá khác như rô phi, trôi, mè... với tỷ lệ nhỏ. Đối với thức ăn dành cho cá tra, ba sa nước ngọt này người nuôi tự chế biến được. Đó là một loại thức ăn công nghiệp tổng hợp gồm cá nhỏ, tôm nhỏ (tỷ lệ chiếm 15- 20% lượng thức ăn) và một số loại rau. Ông Nguyễn Văn Đán cho biết: “Đây là hai loại cá rất phàm ăn, trong giai đoạn đầu cần cho cá ăn 1- 2 lần, không được để thức ăn dư thừa trong ao quá lớn”.

Trong quá trình nuôi, chăm sóc cá tuyệt đối không được để mặt nước bị ô nhiễîm, đặc biệt vào những ngày thời tiết oi, nồng, bởi hai loại cá này có sức kháng bệnh khá kém, hay bị bệnh xước vây. Khi nước trong ao quá đục hoặc bẩn phải tiến hành thay nước mới vào ngay. Muốn cho nguồn nước luôn sạch nên thả vào ao một lượng bèo tây hay các loại rong, tảo tạo môi trường luôn sạch cho nước ao. Hai loại cá này thường không chịu được thời tiết giá lạnh, do đó khi đưa vào nuôi ở miền Bắc chỉ nên nuôi vào mùa ấm (tháng 4- 10 âm lịch), nếu nuôi vào mùa rét cá lớn rất chậm và hay chết. Ông Nguyễn Văn Đán nhận định, qua những thành công bước đầu cho thấy hai loại cá này cũng có thể nuôi một cách đại trà tại miền Bắc nước ta với quy mô 1ha trở lên, giá trị sẽ không thua kém cá nuôi ở miền Nam là bao.

Sau 2 năm nuôi cho thấy cá phát triển bình thường. Trọng lượng: cá tra 1,7- 1,8kg/con, basa 2,8- 3kg/con. Tỷ lệ cá sống đạt 90%, các hàm lượng dinh dưỡng, đạm trong cá đảm bảo tương đối tốt. Năng suất đạt 6 tạ/ 1.000m2.

NNVN, 16/10/2003

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang