CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
Số: 2059 /SNN&PTNT-CCTS
V/v hướng dẫn nuôi trồng thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2017
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ QCVN 02-19:2014/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; QCVN 02-22:2015/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9586:2014 về Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật;
Theo kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) qua các năm 2014-2017, đặc điểm sinh học của một số giống loài thủy sản được thả nuôi trên địa bàn tỉnh và dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn nhận định xu thế thời tiết, thủy văn Đông Xuân 2017-2018 tại Quảng Nam. Nhằm khuyến cáo người dân phát triển NTTS hợp lý, an toàn, chủ động phòng tránh những yếu tố bất lợi do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên động vật thủy sản nuôi; Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn khung lịch thời vụ và kỹ thuật nuôi thủy sản năm 2018 trên toàn tỉnh như sau:
I. Về khung thời vụ thả giống và thu hoạch thủy sản nuôi
1. Đối với nuôi tôm
a) Nuôi tôm thẻ lót bạt vùng ven biển và vùng cao triều
- Chỉ nên nuôi 02 vụ chính/năm, thời gian thả tôm bắt đầu từ ngày 01/01/2018 và thu hoạch trước tháng 10/2018. Riêng đối với những cơ sở nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo, có phương án kỹ thuật nuôi và xử lý môi trường được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận thì có thể thả nuôi quanh năm.
- Tuy nhiên, chủ hộ nuôi cần lưu ý từ tháng 01/2018 đến tháng 2/2018, (nhiệt độ ở mức thấp dưới 200C) và từ tháng 6-7/2018 (nhiệt độ có thể >340C) không nên thả tôm giống.
b) Nuôi tôm sú, tôm thẻ và các đối tượng khác trên vùng triều ven sông: Thời gian thả tôm nuôibắt đầu từ ngày 01/02/2018 và thu hoạch trước ngày 30/9/2018.
2. Đối với nuôi cá
a) Nuôi cá nước lợ, mặn
- Nuôi cá trong ao: Thời gian thả cá giống nên từ cuối tháng 12/2017 đến tháng 03/2018 và thu hoạch vào cuối tháng 9/2018. Chọn các loài cá nuôi trong chu kỳ 6-8 tháng có thể thu hoạch thương phẩm như: Cá chẽm, cá đối nục, điêu hồng, cá dìa, cá măng,….Đối với vùng cao triều có độ mặn ≥15‰ có thể thả nuôi cá mú.
- Nuôi cá trong lồng bè:
+ Lồng bè trên sông nước lợ cách xa các cửa sông và biển: Thời gian thả giống từ cuối tháng 12/2017 đến tháng 03/2018 và kết thúc vụ nuôi vào cuối tháng 9/2018.
+ Lồng bè vùng cửa sông và biển: Có thể nuôi quanh năm.
b) Nuôi cá nước ngọt
- Nuôi cá trong ao: Đối với các vùng nuôi không bị ảnh hưởng của lũ lụt, có thể thả nuôi quanh năm. Riêng đối với vùng nuôi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt chỉ thả nuôi 01 vụ/năm, thời gian thả cá giống từ cuối tháng 12/2017-03/2018 và kết thúc vụ nuôi vào cuối tháng 9/2018.
- Nuôi cá trong lồng bè:
+ Nuôi trong hồ chứa nước: Thả nuôi quanh năm, tránh thả cá giống vào khoảng thời gian có nhiệt độ xuống thấp 200C.
+ Nuôi trên sông: Thả cá giống từ tháng 12/2017- 03/2018 và kết thúc vụ nuôi vào cuối tháng 9/2018.
II. Con giống, mật độ thả nuôi và quy trình nuôi thủy sản an toàn
1. Mật độ và cỡ giống thả nuôi
a) Đối với tôm sú
- Nuôi đơn: Mật độ từ 10-15 con/m2 (cỡ giống ≥ P15).
- Nuôi ghép: Tôm sú-cua, tôm sú-cá thì mật độ tôm sú từ 6-8 con/m2; tôm sú-cá-cua mật độ tôm 5 con/m2, cá: 0,5 con/m2.
b) Đối với tôm thẻ
- Nuôi trong ao đất, cấp nước trực tiếp từ sông: Mật độ từ 40-60 con/m2, cỡ giống ≥ P15.
- Nuôi trong ao lót bạt:Mật độ từ 100-150 con/m2, cỡ giống ≥ P15 (tùy điều kiện thâm canh). Hộ nuôi nên thực hiện quy trình nuôi 02 giai đoạn: ương tôm giống trong ao/bể mật độ từ 800-1.000con/m2, sau 01 tháng chuyển sang nuôi ao chính: mật độ từ 80-120 con/m2.
c) Đối với một số đối tượng nuôi khác
- Nuôi trong ao:
Đối tượng nuôi |
Cỡ giống (cm) |
Mật độ |
Độ mặn khi thả giống (‰) |
Thời gian nuôi TB |
Cá nước ngọt |
|
|
||
Rô phi, điêu hồng |
≥ 5 |
3-4 |
0 |
4-5 |
Trắm cỏ |
≥ 12 |
1-2 |
0 |
9-10 |
Cá lóc |
≥ 6 |
8-10 |
0 |
6-7 |
Lăng nha |
≥ 6 |
2-3 |
0 |
9-10 |
Cá nước lợ/mặn |
|
|
||
Cá mú |
≥ 5 |
1-2 |
≥ 15 |
10-12 |
Cá chẽm |
≥ 5 |
1-2 |
≥ 2 |
9-10 |
Cá hồng Mỹ |
≥ 5 |
2-3 |
≥ 5 |
6-10 |
Cá hồng Việt |
≥ 5 |
1-2 |
≥ 3 |
10-12 |
Cá đối mục |
≥ 6 |
2-3 |
≥ 8 |
5-7 |
Cá dìa |
≥ 4 |
3-4 |
≥ 5 |
5-7 |
Cua xanh |
≥1,2 |
1-2 |
≥ 5 |
4-7 |
Đối với việc nuôi ghép thì đối tượng nuôi chính có tỷ lệ giống từ 60-70%, các đối tượng còn lại chiếm tỷ lệ từ 30-40% trên cơ sở tính mật độ của đối tượng nuôi chính.
- Nuôi cá lồng/bè:
Đối tượng nuôi |
Cỡ giống (cm) |
Mật độ (con/m3) |
Độ mặn khi thả (‰) |
Thời gian nuôi TB (tháng) |
Cá nước ngọt |
|
|
||
Rô phi, điêu hồng |
≥ 5 |
70-80 |
0 |
4-5 |
Trắm cỏ |
≥ 12 |
20-30 |
0 |
9-10 |
Cá trê |
≥ 6 |
50-60 |
0 |
5-7 |
Cá lóc |
≥ 6 |
100-130 |
0 |
6-7 |
Lăng nha |
≥ 6 |
50-60 |
0 |
8-10 |
Cá nước lợ/mặn |
|
|
||
Cá mú |
≥ 5 |
20-25 |
≥ 15 |
11-12 |
Cá bớp |
≥ 10 |
8-12 |
≥ 10 |
8-10 |
Cá chẽm |
≥ 4 |
25-30 |
≥ 2 |
9-10 |
Cá hồng Mỹ |
≥ 4 |
15-25 |
≥ 5 |
8-10 |
Cá hồng Việt |
≥ 5 |
15-25 |
≥ 3 |
10-12 |
Cá chim vây vàng |
≥ 3 |
15-25 |
≥ 5 |
8-10 |
Cá dìa |
≥ 4 |
35-40 |
≥ 5 |
5-7 |
2. Một số lưu ý trong kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn
a) Địa điểm nuôi thủy sản: Phải nằm trong vùng đã được quy hoạch nuôi thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với nuôi cá lồng bè:
+ Nơi đặt lồng/bè phải có độ sâu ít nhất là 3 m, đáy lồng/bè phải cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mức nước thấp nhất. Vị trí đặt lồng/bè phải thoáng, có dòng chảy thẳng và liên tục; tránh nơi tập trung đông dân cư và tàu thuyền qua lại nhiều, nơi gần bến cảng, nơi có sóng và gió lớn, nơi có nhiều rong và các loại cây cỏ thủy sinh;
+ Diện tích mặt lồng/bè chiếm chỗ ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất; khu vực nước tĩnh chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.
b) Hệ thống công trình ao nuôi: Phải có đầy đủ hệ thống ao nuôi, ao chứa và ao xử lý nước thải. Riêng đối với ao chứa/lắng có diện tích tối thiểu 15% tổng diện tích ao nuôi. Ao xử lý nước thải cách ao nuôi, ao chứa/lắng và ao nuôi của hộ nuôi liền kề ít nhất 10m, diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích ao nuôi.
Riêng đối với hệ thống công trình phục vụ hoạt động nuôi lồng/bè phải được bố trí riêng biệt nhau và không làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi.
c) Nguồn nước và chất lượng nước: Nguồn nước phải đảm bảo các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, cụ thể:
TT |
Thông số |
Đơn vị tính |
Giá trị giới hạn |
I. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi tôm |
|||
1 |
Oxy hoà tan (DO) |
mg/l |
≥ 3,5 |
2 |
pH |
|
7 ÷ 9, dao động trong ngày không quá 0,5 |
3 |
Độ mặn |
‰ |
5 ÷ 35 |
4 |
Độ kiềm |
mg/l |
60 ÷ 180 |
5 |
Độ trong |
cm |
20 ÷ 50 |
6 |
NH3 |
mg/l |
< 0,3 |
7 |
H2S |
mg/l |
< 0,05 |
8 |
Nhiệt độ |
oC |
18 ÷ 33 |
II. Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè nuôi cá |
|||
1 |
pH |
|
6,5-8,5 |
2 |
Oxy hòa tan (DO) |
mg/l |
≥4 |
3 |
Amoni (NH4+ tính theo N) |
mg/l |
< 1 |
4 |
Độ trong |
cm |
≥ 30 |
5 |
Độ kiềm |
mg CaCO3/l |
60-180 |
d) Quản lý hoạt động NTTS
- Chuẩn bị ao, lồng/bè nuôi: Ao, lồng/bè nuôi phải được tẩy dọn, phơi trước và sau khi nuôi. Việc sử dụng hóa chất tẩy dọn ao, đầm, gây màu nước phải tuân thủ theo đúng quy định.
- Thả giống:Thủy sản giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch và phải được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng thủy sản bố mẹ, giống và quá trình sản xuất.
- Thức ăn: Đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng đối tượng nuôi và giai đoạn nuôi. Thức ăn phải đảm bảo không bị mốc, ôi, thiu, thối rữa, nhiễm độc tố, hóa chất độc hại. Đối với thức ăn công nghiệp phải còn hạn sử dụng, nhãn, mác, bao bì rõ ràng và thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Phòng trị bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất: Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất; phải ghi chép và lưu giữ toàn bộ hồ sơ các lần sử dụng thuốc hoặc hóa chất cho các ao nuôi của mình.
e) Lực lượng lao động kỹ thuật: Cán bộ kỹ thuật của mỗi cơ sở phải được đào tạo về chuyên môn. Người làm việc tại cơ sở phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định, có hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật.
III. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường triển khai hướng dẫn này đến người NTTS trên địa bàn biết và thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện thả giống của người dân tại các vùng nuôi.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.
2. Chi cục Thủy sản tỉnh
- Giám sát chặt chẽ tình hình NTTS trên địa bàn tỉnh để tham mưu Sở chỉ đạo sản xuất kịp thời và phù hợp với đối tượng nuôi.
- Phối hợp với địa phương phổ biến hướng dẫn này, quản lý chặt chẽ việc thả giống, tổ chức hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cụ thể từng đối tượng nuôi, từng loại hình nuôi.
- Chủ động quan trắc, cảnh báo môi trường và mầm bệnh trên đối tượng nuôi, cập nhật thông tin, thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi.
- Kiểm soát chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vật tư đầu vào phục vụ NTTS theo quy định.
3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh
- Thực hiện tốt công tác kiểm dịch giống thủy sản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kiểm dịch, vận chuyển con giống theo qui định.
- Xây dựng và triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh và phối hợp với các địa phương triển khai cụ thể; tham mưu kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền công bố dịch trên thủy sản nuôi (nếu có).
4. Trung tâm Khuyến nông tỉnh
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nội dung hướng dẫn này đến các địa phương có nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép lịch thời vụ NTTS năm 2018 vào các lớp tập huấn, chương trình hội thảo, … để tuyên truyền sâu rộng đến người dân.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật kỹ thuật NTTS theo từng đối tượng và hình thức nuôi. Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và tuyên truyền các mô hình sản xuất có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và vật tư liên quan đến nuôi trồng thủy sản
- Các cơ sở sản xuất và lưu giữ giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; các Công ty, cơ sở cung cấp giống thủy sản trực tiếp vào địa bàn tỉnh Quảng Nam phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý, kiểm dịch và lưu thông giống.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định. Mọi sản phẩm dùng trong NTTS phải có nhãn mác hàng hóa đúng quy định, các sản phẩm nằm trong danh mục được phép kinh doanh phải công khai, niêm yết giá bán và sản phẩm phải đảm bảo chất lượng theo công bố.
6. Người dân NTTS trên địa bàn tỉnh
- Nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ và hướng dẫn sản xuất này.
- Người nuôi cần theo dõi tình hình thời tiết, các thông báo phân tích dự báo môi trường nước lợ đối với tôm, thông báo giám sát dịch bệnh của các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT để có kế hoạch thả giống, quản lý ao nuôi, lồng nuôi thích hợp.
- Cần tổ chức sản xuất theo Tổ cộng đồng để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, bảo vệ môi trường vùng nuôi. Các hộ cần thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp đối với từng hình thức nuôi, đối tượng nuôi.
Trên đây Hướng dẫn sản xuất NTTS năm 2018 trên địa bàn Quảng Nam. Đề nghị các đơn vị; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã/phường có NTTS, người dân triển khai, thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có những vấn đề phát sinh, vướng mắc cần thông tin về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Chi cục Thủy sản, số 01 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ, điện thoại 0235.3838900; email: chicucthuysanquangnam@gmail.com)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thủy sản (báo cáo);
- UBND tỉnh (báo cáo);
- SNN: GĐ, các PGĐ; Phòng: KHTT, KHTC; Chi cục Thuỷ sản; Chi cục Chăn nuôi - Thú y; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống Thủy sản;
- Các cơ sở cung ứng giống thủy sản, các cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm NTTS trong tỉnh;
- Các Công ty cung ứng giống vào địa bàn tỉnh;
- Đài PTTH, báo Quảng Nam (đưa tin);
- Đài truyền thanh các huyện/thành phố (đưa tin);
- UBND các xã/phường có NTTS;
- Bản tin, website Sở;
- Lưu VT,CCTS.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
( Đã ký )
Ngô Tấn
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Nam
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.