Để triển khai kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2022 đạt các chỉ tiêu UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTTN) khuyến cáo khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022.
Theo đó, Sở NN&PTTN đã có công văn 4619, ngày 28-12-2021 gửi đến Phòng NN&PTTN các huyện về thực hiện khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022.
Cụ thể, đối với nuôi tôm sú quảng canh, tôm rừng, thả giống quanh năm. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, người nuôi cần ngắt vụ cải tạo ao để diệt mầm bệnh ít nhất 1 lần/năm. Nuôi tôm sú - lúa, thả giống từ tháng 1 đến tháng 5-2022. Nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 9-2022. Nuôi tôm chân trắng, thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 10-2022. Nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát hoàn toàn điều kiện nuôi; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống nuôi quanh năm.
Sở NN&PTTN lưu ý: Các tháng 3 và 4-2022, dự báo cao điểm nắng nóng, khuyến cáo các vùng, cơ sở không chủ động được nguồn nước, hạ tầng không đảm bảo không nên thả giống tôm nước lợ nuôi. Để tránh thiệt hại cho người nuôi tôm với loại hình luân canh tôm - lúa nên thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8-2022.
Các tháng đầu năm 2022, độ mặn tăng dần từ cửa sông xâm nhập sâu vào nội đồng đến mùa mưa thì giảm dần, do đó người nuôi tôm nước lợ căn cứ vào độ mặn để thả giống tôm nuôi.
Cụ thể: Đối với tôm thẻ chân trắng từ 5 - 20‰, tôm sú 10 - 20‰. Ngoài ra, người nuôi tôm nước lợ nên theo dõi kết quả quan trắc môi trường do Chi cục Thủy sản thực hiện đăng trên website của Sở NN&PTTN, Đài Truyền thanh các xã để chủ động triển khai vụ nuôi đạt hiệu quả.
Tin, ảnh: C. Trúc - Báo Đồng Khởi, 30/12/2021
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 sẽ tiếp tục xuất hiện sớm và gay gắt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tương đương như năm 2015-2016 và có thể tương đương như mùa khô năm 2019-2020, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm nước lợ năm 2021.
Để triển khai kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2021 đạt các chỉ tiêu UBND tỉnh giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021.
Cụ thể, nuôi tôm sú quảng canh, tôm rừng thả giống quanh năm. Tuy nhiên, để an toàn dịch bệnh người nuôi cần ngắt vụ cải tạo ao để diệt mầm bệnh ít nhất 1 lần/năm. Đối với nuôi tôm sú - lúa thả giống từ tháng 1 đến tháng 5-2021. Nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 9-2021.
Nuôi tôm chân trắng thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 10-2021. Nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh trong hệ thống có mái che, có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo, kiểm soát tốt môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống nuôi quanh năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý: Vào các tháng 2, 3 và 4-2021, dự báo cao điểm nắng nóng, xâm nhập mặn. Vì thế, khuyến cáo các vùng, cơ sở không chủ động được nguồn nước, hạ tầng không đảm bảo không nên thả giống tôm nuôi. Để tránh thiệt hại cho người nuôi tôm với loại hình luân canh tôm - lúa nên thả giống từ tháng 1 đến tháng 5-2021 và thu hoạch dứt điểm vào tháng 8-2021.
Các tháng đầu năm độ mặn tăng dần từ cửa sông xâm nhập sâu vào nội đồng đến mùa mưa thì giảm dần, do đó người nuôi tôm nước lợ căn cứ vào độ mặn để thả giống tôm nuôi. Cụ thể, đối với tôm thẻ chân trắng từ 5 - 20‰, tôm sú 10 - 20‰.
Ngoài ra, người nuôi tôm nước lợ nên theo dõi kết quả quan trắc môi trường do Chi cục Thuỷ sản thực hiện đăng trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Truyền thanh các xã để chủ động triển khai vụ nuôi đạt hiệu quả.
Cẩm Trúc - Báo Đồng Khởi, 09/01/2021
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, dự báo nuôi tôm nước lợ năm 2020 tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Sở cũng đã đưa ra khuyến cáo khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 như sau:
Nuôi tôm sú quảng canh, tôm rừng, thả giống quanh năm. Tuy nhiên, người nuôi cần ngắt vụ, cải tạo ao diệt mầm bệnh ít nhất 1 lần/năm.
Nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, thả giống từ ngày 1-3 đến hết ngày 30-9-2020.
Nuôi tôm sú - lúa, thả giống từ tháng 1 đến hết 5-2020.
Nuôi tôm chân trắng, thả giống từ ngày 1-12-2019 đến hết ngày 30-9-2020.
Nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh trong hệ thống có mái che, có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo, kiểm soát tốt môi trường; chủ động trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
Gia đoạn chuyển mùa và các tháng 2, 3, 4-2020, dự báo cao điểm nắng nóng, xâm nhập mặn. Các vùng, cơ sở không chủ động được nguồn nước, hạ tầng không đảm bảo không nên thả nuôi.
Người nuôi tôm với loại hình luân canh tôm - lúa nên thả giống từ tháng 1 đến 5-2020 và thu hoạch dứt điểm vào tháng 8-2020 để tránh thiệt hại.
Minh Quốc - Báo Đồng Khởi, 14/01/2020
Ông Nguyễn Văn Buội - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sở đã khuyến cáo khung lịch thời vụ nuôi tôm biển năm 2018. Theo đó, sở khuyến cáo tôm sú - lúa thả giống từ tháng 1 đến 5-2018.
Tôm sú thâm canh, bán thâm canh thả giống từ ngày 1-3 đến hết ngày 30-9-2018. Tôm thẻ chân trắng thả từ ngày 1-2 đến hết 30-9-2018. Đối với hình thức nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh trong hệ thống có mái che, có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo, kiểm soát tốt môi trường, chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
Sở cũng đã giao Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và thú y, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện nuôi tôm biển chú ý khung lịch thời vụ nuôi tôm biển để tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt, đảm bảo nuôi có hiệu quả.
C.Trúc - Báo Đồng Khởi, 05/02/2018
Để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nghề nuôi tôm biển, ngày 12/8/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 4096/UBND-KTN nhằm thay đổi khung lịch mùa vụ nuôi tôm biển năm 2015. Theo đó, đến ngày 01/11/2015, tạm ngưng các loại hình nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đến khi có văn bản chỉ đạo mới của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ trương này đã được nhân dân đồng tình, thực hiện tốt.
Thả nuôi tôm biển đúng lịch thời vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong ảnh: Thu hoạch tôm sú ở xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú. (Ảnh: TH)
Đến nay, báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho thấy, mầm bệnh trên tôm biển nuôi và ngoài kênh rạch tự nhiên đã giảm đáng kể, điều kiện thời tiết tương đối ổn định. Do đó, ngày 29/12/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn (số 6910/UBND-KTN) chỉ đạo khung lịch thời vụ nuôi tôm biển năm 2016.
Theo đó, đối với vùng quy hoạch nuôi tôm biển đã được phê duyệt, lịch thời vụ như sau: Từ ngày 15/02/2016 đến ngày 15/10/2016, cho phép các tổ chức, cá nhân thả giống nuôi tôm sú với hình thức thâm canh, bán thâm canh và nuôi tôm – lúa; và nuôi tôm chân trắng thâm canh. Từ ngày 16/10/2016, tạm ngưng thả giống nuôi tôm biển với hình thức thâm canh, bán thâm canh và nuôi tôm-lúa đến khi có văn bản chỉ đạo mới của Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ ngày 16/10/2016, cho tiếp tục thả giống nuôi tôm sú với hình thức quảng canh, nuôi xen rừng.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống tôm biển, từ ngày 15/01/2016, cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất giống trong tỉnh xuất bán, di nhập giống tôm biển từ bên ngoài vào tỉnh để thả nuôi với mọi hình thức. Từ ngày 16/10/2016, các tổ chức, cá nhân không được di nhập giống tôm sú, tôm chân trắng từ ngoài vào tỉnh để thả nuôi với hình thức thâm canh, bán thâm canh.
Từ ngày 16/10/2016, các cơ sở sản xuất giống tôm biên trên địa bàn tỉnh được tiếp tục sản xuất tôm giống và chỉ được bán tôm sú giống cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm sú với hình thức quảng canh, tôm xen rừng; không được bán giống tôm sú, tôm chân trắng cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm biển trong tỉnh thả nuôi với hình thức thâm canh, bán thâm canh.
Riêng đối với các vùng ngọt hóa có hệ thống thủy lợi khép kín, tuyệt đối không được thả nuôi tôm biển với mọi hình thức.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các địa phương liên quan quản lý chặt chẽ nguồn giống tôm biển nhập tỉnh, sản xuất trong tỉnh; xây dựng khuyến cáo chọn thời điểm thả giống phù hợp cho từng vùng nuôi cụ thể trên địa bàn tỉnh đúng với khung lịch thời vụ nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Phối hợp các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của khung lịch thời vụ để nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành.
Ngoài ra, các cơ quan sở, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng phối hợp hỗ trợ các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là công tác quản lý giống nhập tỉnh, sản xuất giống trong tỉnh và công tác phòng chống dịch bệnh; quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản.
An Châu - Bến Tre, 04/01/2016
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.