Sở NN&PTNT Bình Định đã ban hành lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2024.
Cụ thể, ngành nông nghiệp khuyến cáo vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao thả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 vụ/năm, mật độ nuôi 300 - 500 con/m2, vụ 1 thả nuôi từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5, vụ 2 nuôi từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9, vụ 3 nuôi từ đầu tháng 11.2024 đến cuối tháng 1.2025. Vùng nuôi tôm trên cát ở huyện Phù Cát, Phù Mỹ thả nuôi 2 vụ chính/năm, vụ 1 từ tháng 2 - 4, vụ 2 từ tháng 10 - 12, mật độ thả nuôi 100 - 150 con/m2 và vụ phụ thả nuôi từ tháng 6 - 8, với mật độ nuôi 60 - 100 con/m2. Vùng nuôi tôm tại đầm phá, cửa sông nơi có hạ tầng tương đối tốt thả nuôi tôm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh 2 vụ/năm, vụ 1 từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5 với mật độ thả từ 100 - 120 con/m2, vụ 2 nuôi từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 với mật độ từ 60 - 80 con/m2.
Đối với vùng nuôi tôm tại đầm phá, cửa sông nơi có hạ tầng không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh sẽ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến thân thiện với môi trường (nuôi tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng kết hợp cua, cá dìa…) theo phương thức đánh tỉa thả bù, nuôi từ đầu tháng 3 - 9.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi tổng hợp các loài thủy sản; mua tôm giống có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng KHKT… để triển khai vụ nuôi tôm, tuân thủ lịch thời vụ đảm bảo hạn chế dịch bệnh, đạt hiệu quả kinh tế.
Năm 2024, toàn tỉnh thả nuôi tôm trên diện tích hơn 2.000 ha.
NGỌC NHUẬN - Báo Bình Định, 16/01/2024
Sở NN&PTNT đã ban hành lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021 để hướng dẫn các địa phương, người nuôi tôm trong tỉnh áp dụng, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo dự kiến, năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm trong tỉnh là 2.107,6 ha. Đối với vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao nuôi theo hình thức thâm canh thả nuôi vụ 1 từ tháng 3 - 5, vụ 2 thả nuôi từ tháng 7 - 9, vụ 3 thả nuôi từ đầu tháng 11.2021 đến cuối tháng 1.2022.
Vùng nuôi tôm trên cát tại huyện Phù Cát, Phù Mỹ nuôi theo hình thức thâm canh 2 vụ chính/năm, vụ 1 thả nuôi từ tháng 2 - 4, vụ 2 thả nuôi từ tháng 10 - 12, mật độ thả nuôi 100 - 150 con/m2; vụ phụ thả nuôi từ tháng 6 - 8, mật độ thả 60 - 100 con/m2.
Riêng vùng nuôi tôm tại đầm phá, cửa sông, ở những nơi có hạ tầng tương đối tốt thả nuôi theo hình thức thâm canh - bán thâm canh. Cụ thể, vùng phía Nam TX Hoài Nhơn thả nuôi vụ 1 từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5, vụ 2 thả nuôi giữa tháng 6 đến giữa tháng 9; đối với các vùng nuôi tôm khác của TX Hoài Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và TP Quy Nhơn thả nuôi vụ 1 từ tháng 3 - 5, vụ 2 thả nuôi từ tháng 7 - 9.
Với vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông có hạ tầng kém, không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh - bán thâm canh thì nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, đối tượng nuôi là tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng kết hợp cua, cá; thời gian thả nuôi từ tháng 3 - 9 theo phương thức đánh tỉa thả bù.
Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ lịch thời vụ, trước khi thả giống nuôi thương phẩm nên ương tôm từ 20 - 30 ngày, áp dụng các biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học… nhằm hạn chế rủi ro, tôm sinh trưởng tốt.
NGỌC NHUẬN - Báo Bình Định, 28/12/2020
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.